KINH 151. NGÃ THẮNG

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Ta hơn, ta bằng, ta kém?’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa của pháp (…).”

chi tiết như kinh trên, theo thứ tự như ba kinh trên.

KINH 152. THA THẮNG

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Có người hơn ta, có người bằng ta, có người thua ta?’”

[43c] Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là nơi sở y của pháp. (...)”

chi tiết như trên. Theo thứ tự, như ba kinh trên.

KINH 153. VÔ THẮNG

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Không có người hơn ta, không có người ngang ta, không có người thua ta?’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa của pháp.(…)” Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.

KINH 154. HỮU NGÃ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Có ta, có đời này, có đời khác, là pháp thường hằng không biến đổi, an trụ như vậy?’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa của pháp. (…)” Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.



KINH 155. BẤT NHỊ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Như vậy, ta và cái kia , tất cả không phải hai, không phải khác, bất diệt?’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.

KINH 156. VÔ QUẢ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Không có bố thí , không hội tế , không có chú thuyết , không có nghiệp báo đường lành, đường ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh, không có thế gian, trong thế gian không có A-la-hán, không có bậc chánh hành, chánh hướng để đời này hay đời sau, thấy pháp an trụ đầy đủ với tự tri, tự tác chứng rằng: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa?’ ”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp.(…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.



[44a] KINH 157. VÔ LỰC

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Không có lực, không có tinh tấn, không có lực tinh tấn, không có phương tiện của con người, không có tinh cần của con người, không có phương tiện tinh cần của con người, không có tự mình làm, không có người khác làm, không có tự mình và người khác làm; hết thảy con người, hết thảy chúng sanh, hết thảy thần, đều vô phương tiện, bất lực, vô thế, vô tinh tấn, không khả năng, định phận, tương tục, chuyển biến, chịu khổ vui trong sáu đường?’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.

KINH 158. TỬ HẬU ĐOẠN HOẠI

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy : ‘Những chúng sanh sống trong đời này, sau khi chết đoạn hoại không còn gì. Con người do bốn đại hòa hợp, sau khi thân họai mạng chung, đất trở về đất, nước trở về nước, lửa trở về lửa, gió trở về gió, thành người thứ năm nằm trên cáng, còn bốn người kia khiêng thây người chết đưa đến bãi tha ma, cho đến khi chưa thiêu đốt thì có thể nhận biết, nhưng khi đã thiêu đốt rồi thì xương cốt trắng tinh như màu chim bồ câu. Người kiêu mạn biết bố thí, người có một chút trí tuệ biết nhận lãnh: Nếu ai nói có sự việc ấy thì, tất cả những gì họ nói ra đó chỉ là những lời nói dối không thật ; hoặc dù ngu hay trí mà sau khi chết qua đời khác, tất cả đều đoạn hoại không còn gì?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.

KINH 159. VÔ NHÂN VÔ DUYÊN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh phiền não, không do nhân gì, không do duyên gì’ ?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.

KINH 16O. VÔ NHÂN VÔ DUYÊN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, [44b] do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh thanh tịnh, không do nhân gì, không do duyên gì’ ?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010
0 nhận xét
categories: | | edit post

KINH 141. ƯU NÃO SANH KHỞI

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu ưu, bi, khổ, não chưa khởi, khiến cho nó khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, khiến cho nó càng tăng trưởng rộng lớn thêm?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. Cúi Xin Thế Tôn nói rộng ra; các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ vâng lời thực hành.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụy, đắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, theo các ngươi nghĩ thế nào? Sắc là thường hay là vô thường?”

Đáp:

“Bạch Thế Tôn, là vô thường.”

Lại hỏi:

“Vô thường có phải là khổ chăng?”

Đáp:

“Bạch Thế Tôn, là khổ.”

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu vô thường là khổ, thì cái khổ này đang hiện hữu; vì có khổ này nên sanh khởi sự ấy, hệ lụy, đắm đuối, thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi thì khiến cho tăng trưởng rộng lớn thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, [43a] hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng chẳng phải là ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Cũng vậy, cái thấy, cái nghe, cái hay, cái biết, cái sở cầu, cái sở đắc , cái được nhớ nghĩ, cái được tùy giác, cái được tùy quán; tất cả đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Nếu có kiến chấp cho rằng có ngã, có thế gian, có đời này, có đời khác, là pháp thường hằng, không biến dịch, thì tất cả đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Lại nữa, nếu có kiến chấp cho rằng không phải cái tôi đời này, không phải của tôi đời này , không phải là tôi trong tương lai, không phải là của tôi trong tương lai; tất cả chúng cũng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sở. Quán sát như vậy rồi, dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật, dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Pháp và đối với Tăng. Đó gọi là, này Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử không còn trở lại tạo nghiệp thân-miệng-ý để đưa đến ba đường ác; giả sử có buông lung, Thánh đệ tử cũng nhất định hướng đến chánh giác , bảy lần qua lại Trời-Người, rồi cứu cánh biên tế khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 142

Kinh tiếp theo cũng như vậy, nhưng có sự sai biệt ở chỗ: Dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo.



KINH 143

Kinh tiếp theo cũng như vậy, nhưng lại có sự sai biệt ở chỗ: Dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật-Pháp-Tăng, và Khổ-Tập-Diệt-Đạo,

KINH 144. NGÃ NGÃ SỞ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu ngã, ngã sở, ngã mạn kết sử chưa khởi, khiến cho nó khởi; mà nếu ngã, ngã sở, ngã mạn kết sử đã khởi, khiến cho càng tăng trưởng rộng lớn thêm?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. Cúi Xin Thế Tôn nói rộng ra; các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ hoan hỷ vâng lời thực hành.” (...) chi tiết như kinh trên, cho đến:

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 145


KINH 146

Hai kinh này dạy cũng như kinh trên.

KINH 147. HỮU LẬU CHƯỚNG NGẠI

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, [43b] do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu hữu lậu, chướng ngại, thiêu đốt, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì sanh khởi; hữu lậu, chướng ngại, thiêu đốt, ưu, bi, khổ, não, đã sanh khởi thì khiến cho càng tăng trưởng rộng lớn thêm?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. (...).”

chi tiết thứ tự như 3 kinh trên.

KINH 148. TAM THỌ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà khiến cho ba thọ chuyển hiện ở thế gian?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. (...).”

chi tiết thứ tự như 3 kinh trên.

KINH 149. TAM KHỔ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà khiến cho ba khổ chuyển hiện ở thế gian?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. (...).”

chi tiết thứ tự như 3 kinh trên.

KINH 150. THẾ BÁT PHÁP

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà khiến cho tám thế pháp chuyển hiện ở thế gian?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. (...).”

chi tiết thứ tự như 3 kinh trên.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010
0 nhận xét
categories: | | edit post


KINH 131. ĐOẠN PHÁP

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại núi Ma-câu-la. Khi ấy có [41b] Tỳ-kheo thị giả tên là La-đà.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo La-đà:

“Những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; quán sát tất cả chúng đều là pháp đoạn hoại . Đã quán sát như vậy rồi, thì đối với sắc, dục tham được đoạn trừ. Dục tham đã được đoạn trừ rồi, thì Ta nói đó là tâm khéo giải thóat. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo La-đà nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.



KINH 132. CẦU ĐẠI SƯ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Muốn đoạn trừ năm thủ uẩn, phải cầu Đại sư. Những gì là năm? Sắc thủ uẩn, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Muốn đoạn trừ năm thủ uẩn này, thì phải cầu Đại sư.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.



Cũng như kinh “Đương đoạn,” các kinh tiếp theo cũng vậy, có tên như sau:

Đương thổ (hãy nhả ra);

Đương tức (hãy đình chỉ);

Đương xả (hãy xả bỏ);



Cũng như kinh “Cầu Đại sư,” các kinh sau đây có nội dung tương đồng (có 59 kinh):

Cầu Thắng sư (bậc thầy cao cả)

Thuận thứ sư (bậc thầy thuận theo thứ lớp),

Giáo giới giả (người răn dạy),

Thắng giáo giới giả (người răn dạy bậc nhất ),

Thuận thứ giáo giới giả (người răn dạy thuận theo thứ lớp),

Thông giả (người thông suốt),

Quảng thông giả (người thông suốt rộng rãi),

Viên thông giả (người thông suốt tròn đầy),

Đạo giả (người dẫn đường),

Quảng đạo giả (người dẫn đường rộng rãi),

Cứu cánh đạo giả (người dẫn đường rốt ráo),

Thuyết giả (người thuyết giảng),

Quảng thuyết giả (người thuyết giảng rộng rãi),

Thuận thứ thuyết giả (người thuyết giảng theo thứ lớp),

Chánh giả (người chân chánh),

Bạn giả (người đồng hành),

Chân tri thức giả (người quen biết chân thật),

Thân giả (người thân cận),

Mẫn giả (người thương xót),

Bi giả (người từ bi)

Sùng nghĩa giả (người sùng nghĩa),

An ủy giả (người an ủi),

Sùng lạc giả (người sùng lạc?),

Sùng xúc giả (người sùng xúc?)

Sùng an ủy giả (người sùng sự an ủi),

Dục giả (người muốn?)

Tinh tấn giả (người tinh tấn),

Phương tiện giả (người phương tiện, tinh tấn),

Cần giả (người chuyên cần),

Dũng mãnh giả (người dõng mãnh),

Cố giả (người kiên cố),

Cường giả (người mạnh mẽ),

Kham năng giả (người có khả năng),

Chuyên giả (người tinh chuyên),

Tâm bất thối giả (người tâm không thối lui),

Kiên chấp trì (người giữ gìn chắc chắn),

Thường tập giả (người thường tu tập),

Bất phóng dật giả (người không buông lung),

Hòa hiệp giả (người hòa hợp),

Tư lương giả (người suy xét),

Ức niệm giả (người nhớ nghĩ),

Giác giả (người tỉnh giác),

Tri giả (người biết),

Minh giả (người sáng suốt),

Huệ giả (người trí tuệ),

Thọ giả (người lãnh thọ),

Tư duy giả (người tư duy),

Phạm hạnh giả (người phạm hạnh),

Niệm xứ giả (người có niệm xứ),

Chánh cần giả (người có chánh cần),

Như ý túc (người được như ý túc),

Căn giả (người được căn),

Lực giả (người được lực),

Giác phần giả (người được giác phần),

Đạo phần giả (người được đạo phần),

Chỉ giả (người được chỉ),

Quán giả (người được quán),

Niệm thân giả (người được niệm thân),

Chánh ức niệm (người được chánh ức niệm)



KINH 133. TẬP

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào tập cận với sắc, bị Ma chi phối , rơi vào tay Ma, theo ước muốn của Ma, bị Ma trói buộc, không thoát ra khỏi sợi dây trói của Ma. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không tập cận sắc, những Sa-môn, [41c] Bà-la-môn ấy không bị Ma chi phối, không rơi vào tay Ma, không chạy theo ước muốn của Ma, sẽ không bị Ma trói buộc, thoát sợi dây trói của Ma. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy,



Cũng như kinh “Tập cận,” các kinh sau đây có nội dung giống vậy:

Tập trước giả (quen thói đam mê),

Vị giả (hảo vị ngọt),

Quyết đinh trước giả (đam mê thành tánh cố định),

Chỉ giả (dừng nghỉ),

Sử giả (sai sử),

Vãng giả (đi đến),

Tuyển trạch giả (lựa chọn),

Bất xả (không xả),

Bất thổ (không nhả ra),

“Những Sa-môn, Bà-la-môn nào như vậy không bị Ma chi phối” như nói ở kinh trên. Như đã nói ở trên.

KINH 134 BẤT TẬP CẬN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Sa-môn, Bà-la-môn nào không tập cận sắc, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy không bị Ma chi phối, không rơi vào tay Ma, không chạy theo ước muốn của Ma, sẽ không bị Ma trói buộc, thoát sợi dây trói của Ma. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những gì đức Phật đã dạy,

Cho đến “Thổ sắc” lại cũng như vậy.



3. TƯƠNG ƯNG KIẾN

KINH 135. SANH TỬ LƯU CHUYỂN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do sanh khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, mà có kiến chấp ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tử, lưu chuyển trong sanh tử, không biết biên tế tối sơ là gì?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. Lành thay, Thế Tôn! Xin thương xót chúng con mà nói rộng nghĩa này. Sau khi các Tỳ-kheo nghe xong sẽ vâng lời thực hành.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà nói.

“Này các Tỳ-kheo, vì có sắc, sanh khởi sự của sắc, hệ lụy sắc, nơi sắc mà thấy ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tử, lưu chuyển trong sanh tử. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay là vô thường?”

Đáp:

“Bạch Thế Tôn, là vô thường.”

Lại hỏi:

“Nếu vô thường, là khổ phải chăng?”

Đáp:

“Bạch Thế Tôn, là khổ.”

“Như vậy này các Tỳ-kheo, nếu vô thường là khổ, thì do có cái khổ này mà sự ấy sanh khởi, hệ lụy, thấy là ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tử, lưu chuyển trong sanh tử. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, những gì thuộc về sắc, hoặc quá [42a] khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Cũng vậy, cái thấy, cái nghe, cái hay, cái biết, cái sở cầu, cái sở đắc, cái được nhớ nghĩ , cái được tùy giác, cái được tùy quán; tất cả đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Nếu có kiến chấp cho rằng có ngã, có thế gian, có đời này, là pháp thường hằng, không biến dịch; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Lại nữa, nếu có kiến chấp cho rằng không phải cái này là tôi, không phải cái này là của tôi, không phải là tôi trong tương lai, không phải là của tôi trong tương lai; tất cả chúng cũng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sở. Quán sát được như vậy rồi, thì dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật, dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Pháp và đối với Tăng. Đó gọi là, Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử không còn trở lại tạo nghiệp thân-miệng-ý để đưa đến ba đường ác; giả sử có buông lung, Thánh đệ tử cũng nhất định hướng đến giác ngộ, bảy lần qua lại Trời-Người, rồi cứu cánh biên tế khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 136. HỒ NGHI ĐOẠN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Nội dung chi tiết như kinh trên. Sai biệt ở chỗ:

“Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sở. Quán sát được như vậy rồi, đoạn trừ hồ nghi đối với Khổ, Tập, Diệt, Đạo... cho đến, rồi cứu cánh biên tế khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 137. HỒ NGHI ĐOẠN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Nội dung chi tiết như kinh trên. Sai biệt ở chỗ:

“Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sở. Quán sát được như vậy rồi, đoạn trừ hồ nghi đối với Phật, Pháp, Tăng, Khổ, Tập, Diệt, Đạo... cho đến, rồi cứu cánh biên tế khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ [42b] phụng hành.

KINH 138. SINH TỬ LƯU CHUYỂN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do sanh khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, mà có kiến chấp ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tử, lưu chuyển trong sanh tử, không biết biên tế tối sơ là gì?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. Lành thay, Thế Tôn! xin thương xót mà nói rộng nghĩa này. Sau khi các Tỳ-kheo nghe xong sẽ vâng lời thực hành.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà nói.

“Này các Tỳ-kheo, vì có sắc, sanh khởi sự của sắc, hệ lụy sắc, nơi sắc mà thấy ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tử, lưu chuyển trong sanh tử. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay là vô thường?”

Đáp:

“Bạch Thế Tôn, là vô thường.”

Lại hỏi:

“Nếu vô thường, là khổ phải chăng?”

Đáp:

“Bạch Thế Tôn, là khổ.”

“Như vậy này các Tỳ-kheo, nếu vô thường là khổ, thì do có cái khổ này mà sự ấy sanh khởi, hệ lụy, thấy là ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tử, lưu chuyển trong sanh tử. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Cũng vậy, cái thấy, cái nghe, cái hay, cái biết, cái sở cầu, cái sở đắc, cái được nhớ nghĩ , cái được tùy giác, cái được tùy quán; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Nếu có kiến chấp cho rằng có ngã, có thế gian, có đời này, là pháp thường hằng, không biến dịch; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Lại nữa, nếu có kiến chấp cho rằng không phải cái này là tôi, không phải cái này là của tôi, không phải là tôi trong tương lai, không phải là của tôi trong tương lai; tất cả chúng cũng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

“Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sở. Quán sát được như vậy rồi, thì dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật, dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Pháp và đối với Tăng. [42c] Đó gọi là Tỳ-kheo không còn trở lại tạo nghiệp thân-miệng-ý để đưa đến ba đường ác; giả sử có buông lung, Thánh đệ tử cũng nhất định hướng đến giác ngộ, bảy lần qua lại Trời-Người, rồi cứu cánh biên tế khổ.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 139

Kinh tiếp theo, nội dung cũng như vậy, chỉ sai khác ở chỗ: “Dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo.”

KINH 140

Kinh thứ ba cũng như vậy, chỉ khác nhau ở chỗ: “Dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật-Pháp-Tăng, và dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo.”

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Vietnam
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.