KINH 451. XÚC[1]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc sinh các chủng loại sai biệt thọ, vì duyên các chủng loại sai biệt thọ sinh các chủng loại sai biệt ái.
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới… cho đến ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các chủng loại sai biệt của giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt của thọ sinh các chủng loại sai biệt của ái? Do duyên nhãn giới sinh nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc sinh nhãn thọ. Do duyên nhãn thọ sinh nhãn ái. Cũng vậy, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, giới làm duyên sinh ý xúc. Do duyên ý xúc sinh ý thọ. Do duyên duyên ý thọ sinh ra ý ái.
“Này các Tỳ-kheo, không phải do duyên các chủng loại sai biệt của ái sinh các chủng loại sai biệt của thọ; không phải do duyên các chủng loại sai biệt của thọ sinh các chủng loại sai biệt của xúc; không phải do duyên các chủng loại sai biệt của xúc sinh các chủng loại sai biệt của giới; mà chính là do duyên các chủng loại sai biệt của giới sinh các chủng loại sai biệt của xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt của xúc sinh các chủng loại sai biệt của thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt của thọ sinh các chủng loại sai biệt của ái. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là do duyên các chủng loại sai biệt của giới sinh các chủng loại sai biệt của xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt của xúc sinh các chủng loại sai biệt của thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt của thọ sinh các chủng loại sai biệt của ái.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 452. XÚC (2)[2]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc sinh các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ sinh các chủng loại sai biệt ái.
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, cho đến, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các chủng loại sai biệt của giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc; do duyên các chủng loại sai biệt xúc sinh các thọ; do duyên các chủng loại sai biệt thọ sinh các chủng loại sai biệt ái? Do duyên nhãn giới sinh nhãn xúc. Không phải do duyên nhãn xúc sinh nhãn giới, mà là duyên nhãn giới sinh nhãn xúc. [116b] Do duyên nhãn xúc sinh nhãn thọ. Không phải duyên nhãn thọ sinh nhãn xúc, mà là duyên nhãn xúc sinh nhãn thọ. Do duyên nhãn thọ sinh nhãn ái. Không phải duyên nhãn ái sinh nhãn thọ, mà là duyên nhãn thọ sinh nhãn ái. Cũng vậy, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; duyên ý giới sinh ý xúc. Không phải duyên ý xúc sinh ra ý giới, mà là duyên ý giới sinh ý xúc. Do duyên ý xúc sinh ý thọ. Không phải vì duyên ý thọ sinh ý xúc, mà duyên ý xúc sinh ý thọ. Do duyên ý thọ sinh ý ái. Không phải duyên ý ái sinh ý thọ, mà duyên ý thọ sinh ý ái. Cho nên, Tỳ-kheo, không phải vì sinh các chủng loại sai biệt ái sinh các chủng loại sai biệt thọ. Không phải vì duyên các thọ sinh các xúc, cũng không phải vì duyên các xúc sinh các giới, mà chỉ có vì duyên các giới sinh các xúc; do duyên các chủng loại sai biệt xúc sinh các chủng loại sai biệt thọ; do duyên các chủng loại sai biệt thọ sinh các chủng loại sai biệt ái. Này Tỳ-kheo, đó gọi là nên khéo phân biệt các chủng loại sai biệt giới.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 453. TƯỞNG[3]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc sinh các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ sinh các chủng loại sai biệt tưởng. Do duyên các chủng loại sai biệt tưởng sinh các chủng loại sai biệt dục.[4] Do duyên các chủng loại sai biệt dục sinh các giác tưởng[5]. Do duyên các chủng loại sai biệt giác tưởng sinh các chủng loại sai biệt nhiệt. Do duyên các thứ nhiệt sinh các chủng loại sai biệt cầu.[6]
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: Nhãn giới… cho đến pháp giới.
“Thế nào là vì duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nóng bức sinh các mong cầu? Do duyên nhãn giới sinh nhãn xúc; duyên nhãn xúc sinh nhãn thọ; duyên nhãn thọ sinh nhãn tưởng; duyên nhãn tưởng sinh nhãn dục; duyên nhãn dục sinh nhãn giác; duyên nhãn giác sinh nhãn nhiệt; duyên nhãn nhiệt sinh nhãn cầu. Cũng vậy, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; duyên ý giới sinh ý xúc; duyên ý xúc sinh ý thọ; duyên ý thọ sinh ý tưởng; duyên ý tưởng sinh ý giác; duyên ý giác sinh ý nhiệt; vì duyên ý nhiệt sinh ý cầu. Này Tỳ-kheo, đó gọi là vì duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nhiệt sinh các thứ cầu.
“Này Tỳ-kheo! Không phải do duyên các thứ mong cầu sinh các thứ nhiệt. Không phải duyên các nhiệt sinh các thứ giác. Không phải duyên các thứ giác [116c] sinh các thứ tưởng. Không phải duyên các thứ tưởng sinh các thứ thọ. Không phải duyên các thứ thọ sinh các thứ xúc. Không phải vì duyên các thứ xúc sinh các thứ giới. Nhưng do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nhiệt sinh các thứ mong cầu.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 454. TƯỞNG (2)[7]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc; duyên các chủng loại sai biệt xúc sinh các chủng loại sai biệt tưởng; duyên các chủng loại sai biệt tưởng sinh các chủng loại sai biệt dục; duyên các dục sinh các chủng loại sai biệt giác; duyên các chủng loại sai biệt giác sinh các chủng loại sai biệt nhiệt; duyên các nhiệt sinh các chủng loại sai biệt mong cầu.
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới, từ nhãn giới, cho đến, pháp giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc,… cho đến; thế nào là duyên các chủng loại sai biệt nhiệt sinh các chủng loại sai biệt mong cầu? Do duyên nhãn giới sinh nhãn xúc. Không phải vì duyên nhãn xúc sinh nhãn giới, mà do duyên nhãn giới sinh nhãn xúc.[8] Duyên nhãn xúc sinh nhãn tưởng. Không phải do duyên nhãn tưởng sinh nhãn xúc, mà do duyên nhãn xúc sinh nhãn tưởng. Duyên nhãn tưởng sinh ra nhãn dục. Không phải do duyên nhãn dục sinh nhãn tưởng, mà do duyên nhãn tưởng sinh nhãn dục. Duyên nhãn dục sinh ra nhãn giác. Không phải do duyên nhãn giác sinh nhãn dục, mà do duyên nhãn dục sinh nhãn giác. Duyên nhãn giác sinh ra nhãn nhiệt. Không phải do duyên nhãn nhiệt sinh nhãn giác, mà do duyên nhãn giác sinh nhãn nhiệt. Duyên nhãn nhiệt sinh ra nhãn cầu. Không phải do duyên nhãn cầu sinh nhiệt, mà do duyên nhãn nhiệt sinh ra nhãn cầu. 
“Cũng vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, do duyên ý giới sinh ý xúc… cho đến duyên ý nhiệt sinh ý cầu cũng nói đầy đủ như vậy.
“Này Tỳ-kheo, đó gọi là duyên các chủng loại sai biệt giới sinh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến do duyên các nhiệt sinh các thứ mong cầu. Không phải do duyên các thứ mong cầu sinh các nhiệt, [chẳng phải duyên các thứ nhiệt sanh các thứ giác, chẳng phải duyên các thứ giác sinh các thứ tưởng, chẳng phải duyên các thứ tưởng sanh các thứ thọ, chẳng phải duyên các thứ thọ sanh ra các thứ xúc]… cho đến không phải duyên các xúc sinh các giới, mà do duyên các giới sinh các thứ xúc,… cho đến, duyên các nhiệt sinh các thứ mong cầu.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[9]
Giống như sáu nội xứ, sáu ngoại xứ cũng nói như vậy.


[116c12] KINH 455. CHÁNH THỌ[10]

Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-Vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có quang giới, tịnh giới, không vô biên xứ giới, thức vô biên xứ giới, vô sở hữu xứ giới, phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, tưởng thọ diệt giới.[11]
Khi ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sữa lại y phục, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi chắp tay, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, có quang giới, tịnh giới, không vô biên giới, thức vô biên xứ giới, vô sở hữu xứ giới, phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, tưởng thọ diệt giới. Các giới này như vậy do nhân duyên gì để có thể biết?”.
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Quang giới kia do duyên tối tăm mà được biết. Tịnh giới do duyên bất tịnh nên biết. Không vô biên xứ giới do duyên sắc mà biết. Thức vô biên xứ giới do hư không[12] mà được biết. Vô sở hữu xứ giới do duyên sở hữu[13] mà được biết. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới do duyên chánh thọ hữu đệ nhất[14] mà được biết. Tưởng thọ diệt giới do duyên hữu thân[15] mà được biết.”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, từ quang giới cho đến tưởng thọ diệt giới này bằng vào chánh thọ[16] gì mà đạt được?”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Quang giới, tịnh giới, không vô biên xứ giới, thức vô biên xứ giới, vô sở hữu xứ giới; các cõi này ngay nơi chánh thọ đang tự hành mà đạt được.[17] Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới ở nơi chánh thọ của đệ nhất hữu[18] mà đạt được. Diệt giới do chánh thọ của diệt hữu thân[19][117a] đạt được.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 456. THUYẾT[20]

Tôi nhge như vầy:
Một thời Phật ở tại giảng đường Lộc mẫu, Đông viên, nước Xá-vệ. Bấy giờ vào buổi chiều, đức Thế Tôn sau khi từ thiền tịnh tỉnh giác, đến trong bóng mát giảng đường, trải tòa, ngồi trước đại chúng, nói những câu kệ ưu-đàn-na, rồi bảo các Tỳ-kheo:
“Do duyên giới mà sinh thuyết, chứ không phải không do giới. Duyên giới mà sinh kiến, không phải không do giới, Duyên giới mà sinh tưởng, không phải không do giới. Duyên giới hạ liệt,[21] Ta nói, sinh thuyết hạ liệt,[22] kiến hạ liệt, tưởng hạ liệt,[23] tư hạ liệt,[24] dục hạ liệt,[25] nguyện hạ liệt,[26] hạ sĩ phu hạ liệt.[27] Nó có sở tác hạ liệt, thi thiết hạ liệt, kiến lập hạ liệt, bộ phận hạ liệt, hiển thị hạ liệt; thì sự thọ sinh của nó cũng hạ liệt.[28]
“Trung giới cũng như vậy.
“Cũng vậy, đối với giới thù thắng.[29] Do duyên thắng giới, Ta nói kia sinh thuyết thù thắng, kiến thù thắng, tưởng thù thắng, tư thù thắng, nguyện thù thắng, sĩ phu thù thắng. Nếu nó có sở tác thù thắng, thi thiết thù thắng, kiến lập thù thắng, bộ phận thù thắng, hiển thị thù thắng, thì sự thọ sinh của nó cũng thù thắng.”
Bấy giờ có Tỳ-kheo Bà-ca-lị[30] đang đứng sau, cầm quạt hầu Phật, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, đối với Chánh đẳng Chánh giác mà thấy đó không phải Chánh đẳng Chánh giác, sự thấy này cũng duyên theo giới mà sinh chăng?”[31]
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Đối với Chánh đẳng Chánh giác mà thấy không phải Chánh đẳng Chánh giác, sự thấy cũng duyên theo giới mà sinh ra, không phải không duyên giới. Vì sao? Giới của phàm phu là vô minh giới. Như trước Ta đã nói, duyên hạ giới sinh hạ thuyết, hạ kiến,… cho đến, hạ thọ sinh. Duyên trung giới cũng như vậy, đối với thắng giới, cũng sinh thắng thuyết, thắng kiến, cho đến, thắng thọ sinh.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành .

KINH 457. NHÂN[32]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Có nhân sinh ra dục tưởng, chứ không phải không có nhân; có nhân sinh ra nhuế tưởng, hại tưởng[33], chứ không phải không có nhân.
“Do nhân gì sinh dục tưởng? Do duyên dục giới. Duyên dục giới sinh dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt, dục cầu[34]. Kẻ phàm ngu si khi đã khởi lên dục cầu rồi, chúng sanh này khởi lên tà vạy qua ba nơi là thân, miệng, tâm. Do nhân duyên tà vạy như vậy nên hiện tại sống trong khổ não; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng[35], có nóng bức; sau khi chết rồi sinh vào trong đường ác. Đó gọi là nhân duyên sinh dục tưởng. 
“Thế nào là nhân duyên sinh ra nhuế tưởng, hại tưởng? Đó là hại giới. Do duyên hại giới nên sinh hại tưởng, hại dục,[117b] hại giác, hại nhiệt, hại cầu. Kẻ phàm ngu si khi đã khởi lên sự mong muốn làm hại, chúng sanh này khởi lên tà vạy qua ba nơi là thân, miệng, tâm. Do nhân duyên tà vạy như vậy nên hiện tại sống trong khổ não; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng, có nóng bức; sau khi chết rồi sinh vào trong đường ác.
“Này các Tỳ-kheo, nếu Sa-môn, Bà la môn nào đang an trú nơi sanh như vậy mà sinh tưởng nguy hiểm[36], không tìm cách loại bỏ, không tỉnh giác[37], không nhả ra, hiện tại người ấy ngay trong đời hiện tại an trú khổ; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng, có nóng bức; sau khi chết rồi sinh vào trong đường ác.
“Ví như cách thành ấp, làng xóm không xa, có cánh đồng hoang, chợt bốc lửa lớn. Nếu không ai có sức mạnh để dập tắt lửa, nên biết, những chúng sanh ở trong đồng hoang đó chắc chắn sẽ bị lửa hại. Cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn đang an trú nơi sanh mà sinh tưởng nguy hiểm, sau khi thân hoại mạng chung sinh vào đường ác.
“Này các Tỳ-kheo, có nhân sinh tưởng xuất yếu[38], chứ không phải không có nhân.
“Thế nào là nhân sinh tưởng xuất yếu? Đó là xuất yếu giới.[39] Do duyên xuất yếu giới sinh xuất yếu tưởng, xuất yếu dục, xuất yếu giác, xuất yếu nhiệt, xuất yếu cầu. Nghĩa là người có trí kia khi tìm cầu sự xuất yếu, chúng sanh này[40] phát sanh chánh hành qua ba chỗ là thân, miệng, tâm. Kia sau khi do nhân duyên sanh chánh hành như vậy, ngay hiện tại sống an lạc, không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sinh vào cõi lành. Đó gọi là nhân duyên sinh tưởng xuất yếu.
“Thế nào là nhân duyên sinh tưởng không nhuế, không hại[41]? Đó là bất nhuế, bất hại giới. Do nhân duyên bất hại giới sinh bất hại tưởng bất hại dục, bất hại giác, bất hại nhiệt, bất hại cầu không hại. Nghĩa là người có trí kia khi tìm cầu sự bất hại, chúng sanh này phát sanh chánh hành qua ba chỗ là thân, miệng, tâm. Người ấy do nhân duyên sanh chánh hành như vậy ngay hiện tại sống an lạc, không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sinh vào cõi lành. Đó gọi là nhân duyên sinh tưởng bất hại.
“Nếu các Sa-môn, Bà-la-môn an trụ nơi sanh mà sinh tưởng bất hại, không lìa bỏ,[42] không loại bỏ[43], không nhả ra, ngay hiện tại sống lạc, không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sinh vào cõi lành.
“Ví như ven thành ấp, làng xóm, có cánh đồng hoang chợt bốc lửa lớn. Có người có khả năng dùng tay, chân để dập tắt lửa. Nên biết, các chúng sanh sống nương cây cỏ đều không bị hại. Cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn an trụ nơi sanh mà sinh tưởng bất hại, không lìa bỏ, không loại bỏ, không nhả ra, ngay hiện tại sống lạc, không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sinh vào cõi lành.”
Phật nói [117c] kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 358. TỰ TÁC[44]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn đến chỗ Phật. Sau khi cùng Thế Tôn thăm hỏi, ông đứng sang một bên, bạch Phật:
“Chúng sanh không phải tự mình làm, không phải cái khác làm.”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Với luận thuyết như vậy, Ta và Ông không gặp nhau. Ông nay tự mình đi đến đây mà lại nói không tự mình làm, không phải cái khác làm.”
Bà-la-môn bạch:
“Thế nào, bạch Cù-đàm, chúng sanh là tự mình làm hay cái khác làm?”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Bây giờ Ta hỏi Ông, tùy ý mà trả lời Ta. Này Bà-la-môn, ý Ông nghĩ sao, có phương tiện giới[45] của chúng sanh nhờ đó các chúng sanh biết tạo ra phương tiện chăng?”
Bà-la-môn bạch:
“Bạch Cù-đàm, có phương tiện giới của chúng sanh đó, khiến cho các chúng sanh biết tạo ra phương tiện.”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Nếu có phương tiện giới nhờ đó mà các chúng sanh biết có phương tiện, đó là chúng sanh tự mình làm hay là cái khác làm?”[46]
“Này Bà-la-môn, ý Ông nghĩ sao, có an trú giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới[47] của chúng sanh, nhờ đó mà chúng sanh biết là có tạo tác chăng?”
Bà-la-môn bạch Phật:
“Có an trú giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới của chúng sanh, nhờ đó mà chúng sanh biết là có tạo tác.”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Nếu có an trú giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới của chúng sanh, nhờ đó mà chúng sanh biết là có tạo tác, đó là chúng tự mình làm hay là cái khác làm?”
Bà-la-môn bạch:
“Chúng sanh có việc tự mình làm, có việc người khác làm. Bạch Cù-đàm, vì ở đời có nhiều công việc, bây giờ tôi xin phép được cáo từ.”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Ở đời có nhiều công việc, Ông nên biết đúng thời.”
Sau khi nghe lời Phật dạy, Bà-la-môn hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

KINH 459. CÙ-SƯ-LA[48]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di[49]. Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la[50] đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ sát chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan:
“Nói là nhiều chủng loại giới[51]. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới giới?”
Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la:
“Nhãn giới khác, sắc giới khác thuộc về hỷ xứ.[52] Hai nhân duyên sinh thức. Ba sự hòa hợp sanh xúc. Do nhân duyên hỷ xúc sinh lạc thọ. Cũng vậy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý pháp cũng nói như vậy.
“Lại nữa, này Gia chủ, có nhãn giới khác, [118a] sắc giới khác thuộc về ưu xứ.[53] Hai nhân duyên sinh thức. Ba sự hòa hợp sanh khổ xúc. Do nhân duyên khổ sanh khổ thọ. Cũng vậy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý pháp cũng nói như vậy.
“Lại nữa này Gia chủ, nhãn giới khác, sắc giới khác thuộc về xả xứ. Hai nhân duyên sanh thức. Ba sự hòa hợp sanh xúc, không khổ, không lạc. Do nhân duyên xúc không khổ, không lạc sanh thọ, không khổ, không lạc. Cũng vậy, nhĩ, tỷ, thiệt,thân, ý pháp cũng nói như vậy .”
Gia chủ Cù-sử-la sau khi nghe lời dạy của Tôn giả A-nan tùy hỷ, vui mừng làm lễ mà lui.

KINH 460. TAM GIỚi[54]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di[55]. Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ sát chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan:
 “Nói là nhiều chủng loại giới. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?”
Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la:
“Có ba giới. Những gì là ba? Đó là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ:
Hiểu rõ về Dục giới,
Sắc giới cũng như vậy.
Bỏ tất cả hữu dư,
Được tịch diệt vô dư.
Nơi thân hòa hợp giới[56],
Đoạn tuyệt, chứng vô dư.
Đấng Chánh giác đã chỉ,
Nẻo vô ưu, ly cấu[57].
Tôn giả A-nan nói kinh này xong, gia chủ Cù-sư-la tùy hỷ, vui mừng làm lễ mà lui.


[1] Đại chánh kinh 452. S. 14. 2-5. Samphassa, v.v.
[2] Đại chánh kinh 453.
[3] Đại chánh kinh 454. S. 14. 7. Saññā.
[4] Pāli: chandanānattaṃ.
[5] Giác . Pāli (S. ii. 143): saṅkappa (tư duy): saññānānattaṃ paṭicca  uppajjati saṅkappannattaṃ; saṅkappānattaṃ paṭicca uppajjati chandanānattaṃ; chandanānattaṃ paṭicca uppajjati pariḷhānānattaṃ; duyên tưởng sai biệt sanh tư duy sai biệt; duyên tư duy sai biệt sanh dục sai biệt; duyên dục sai biệt sanh nhiệt não sai biệt.
[6] Chủng chủng cầu種種求. Pāli: pariyesanānānattaṃ.
[7] Đại chánh kinh 455. Nội dung gần với kinh trên. Bản Đại chánh, quyển 16 khuyết kinh 455. Kinh này được chép thành phụ bản cuối quyển quyển 17. Nay đưa trở lại theo thứ tự của nó.
[8] Trong bản, trên chỗ duyên có chữ phi. Đây lược bỏ.
[9] Bản Hán, hết quyển 16.
[10] Đại chánh quyển 17. Phụ đề đầu quyển: “Phần thứ 5  của Tụng iii. Tạp nhân.” Kinh 456. Pāli, S. 14. 11. Sattimā
[11] Quang giới 光界, tịnh giới 淨界, vô lượng không nhập xứ giới 無量空入處界, vô lượng thức nhập xứ giới 無量識入處界, vô sở hữu nhập xứ giới 無所有入處, phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ giới 非想非非想入處界, hữu diệt giới 有滅界. Pāli: sattimā dhātuyo - ābhādhātu, subhadhātu, ākāsānañcāyatanadhātu, viññāṇañcāya-tanadhātu, ākiñcaññāyatanadhātu, nevasaññānāsaññāyatanadhātu, saññāvedayita-nirodhadhātu, có bảy giới loại (ở đây: giới hệ hay cõi): giới loại ánh sáng, giới loại tịnh khiết, giới loại cảnh vực hư không vô biên, cảnh vực thức vô biên, cảnh vực vô sở hữu, cảnh vực phi tưởng phi phi tưởng, cõi của sự diệt tận tưởng và thọ.
[12] Trong nguyên bản: duyên nội 緣內. Bản đời Nguyên: duyên nội không 緣內. Ấn Thuận đề nghị sửa lại là (hư) không. Pāli: ākāsānañcāyatanaṃ paṭicca, duyên hư không vô biên.
[13] Pāli: viññāṇañcāyatanaṃ paṭicca, duyên thức vô biên xứ.
[14] Hữu đệ nhất hữu chánh thọ 第一有正受. Pāli ibid.: ākiñcaññāyatanaṃ paṭicca, duyên vô sở hữu xứ.
[15] Hữu thân 有身( Pāli: sakkāya). Pāli ibid: nirodhaṃ pṭicca, duyên diệt.
[16] Chánh thọ 正受, hoặc đẳng chí: định lực. Pāli: samāpatti.
[17] Pāli ibid: saññāsamāpatti pattabbā, y tưởng chánh thọ (đẳng chí) mà đạt được.
[18] Pāli: saṃkhārāvasesasamāpatti pattabbā, đạt được do chánh thọ của hành hữu dư (một ít hành uẩn vi tế còn tàn dư).
[19] Hữu thân diệt 有身滅, diệt tận các thân kiến (20 hữu thân kiến, hay tát-ca-da tà kiến). Pāli: nirodhasamāpatti, do diệt chánh thọ. Sớ: do tư trạch không hiện hành của uẩn thứ tư (catunnaṃ khandhānaṃ paṭisaṅkha-appavattiṃ), nói là y diệt chánh thọ.
[20] Đại chánh kinh 457. Pāli, S. 14. 13. Giñjakāvasatha.
[21] Trong nguyên bản chép nhầm là bất giới 不界.
[22] Pāli: hīnā vācā, ngôn ngữ thấp kém, hạ đẳng.
[23] Pāli: hīno vitakko, tầm hạ liệt.
[24] Pāli: hīnā cetanā, tư niệm hay ý chí thấp kém.
[25] Pāli: hīnā patthanā, dục cầu hạ liệt.
[26] Pāli: hīno paṇidhi, ước nguyện thấp kém.
[27] Pāli: hīno puggalo, con người hay nhân cách thấp kém.
[28] Pāli: hīnaṃ ācikkhati deseti (…) hīnā tassa upapattī’ ti vadāmi, “Nó nói (điều) hạ liệt, thuyết (điều) hạ liệt…, Ta nói, sự tái sanh của nó cũng hạ liệt.
[29] Pāli: paṇītā dhātu, giới vi diệu, thượng đẳng.
[30] Bà-ca-lị 婆迦. Có lẽ Pāli: Vakkali. Nhưng, Pāli ibid: Kaccāna.
[31] Pāli ibid.: asammāsabuddhesu sammāsambuddhā’ ti, ayaṃ nu kho, bhante, diṭṭhi kiṃ paṭicca paññāyatī”ti? “Đây là vị Chánh giác ở giữa những vị phi chánh giác: Kiến này duyên gì mà biết?” Sớ giải: Những vị phi chánh giác, tức Lục sư Ngoại đạo. Vị Chánh giác, tức là đức Phật của chúng ta.”
[32] Đại chánh, kinh 458. Pāli, s. 14. 12. Sanidāna (có nguyên do). Tham chiếu, A. 6. 39. Nidāna.
[33] Dục tưởng, nhuế tưởng, hại tưởng; ba bất thiện tưởng, cũng là ba bất thiện tầm, ba tư duy tầm cầu bất thiện. Xem Trường No 1(7); D. 33. Saṅgīti.
[34] Pāli: kāmadhātu, kāmasaññā, kāmasaṃkappo, kāmachando, kāmapariḷāho, kāmapariyesanā.
[35] Hán: Hữu ngại, hữu não 有礙, . Pāli: sa-vighātaṃ, sa-upayāsaṃ.
[36] Tham chiếu Pāli: upannaṃ visamagataṃ saññaṃ na khippameva pajahati, không nhanh chóng loại bỏ ý tưởng bất chánh đang sanh khởi. Pāli, visamagata, bất chánh, Hán đọc là visaṃgata, (bị chi phối bởi) độc hại.
[37] Hán: bất giác 不覺; có lẽ là na vinodeti, không bài trừ, nhưng bản Hán đọc là na vedeti: không cảm giác.
[38] Xuất yếu tưởng 出要想. Pāli: nekkhamavitakka (tư duy tầm cầu sự thoát ly ).
[39] Xem Trung A-hàm, No 1(7): ba thiện giới: xuất ly giới, vô nhuế giới, vô hại giới; D. 33.: tisso kusaladhātuyo: nekkhamadhātu, avyāpādadhātu, avihiṃsādhātu.
[40] Pāli: đa văn Thánh đệ tử (sutavā ariyasāvako)
[41] Bất nhuế, bất hại tưởng 不恚, 不害想; Pāli: avyāpādavitakka, avihiṃsāvitakka.
[42]Không lìa bỏ tưởng bất hại.
[43] Nguyên Hán: Bất giác. Xem cht. 26 trên.
[44] Đại chánh, kinh 359. Pāli, A. 6. 38. Attakārī.
[45] Phương tiện giới 便界; ở đây, phương tiện đồng nghĩa gia hành (Pāli: payoga), chỉ sự chuẩn bị phát khởi hànhh động. Pāli: ārabbhadhātu, phát khởi giới (xuất phát hành động).
[46] Pāli: yaṃ kho, brāhmaṇa, ārabbhadhātuyā sati ārabbhavanto sattā paññāyanti, ayaṃ sattānaṃ attakāro ayaṃ parakāro, cái gì mà trong khi khởi sự làm, chúng sanh biết đang khởi sự làm, cái đó là việc tự mình làm, cái đó là việc người khác làm, của chúng sanh.
[47] An trụ giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới. Pāli: nikkamadhātu (xuất hành giới), thāmadhātu (thế lực giới), ṭhitidhātu (an trụ giới), upakkamadhātu (công kích giới).
[48] Đại chánh, kinh 460. S. 35. 129. Ghosita.
[49] Câu-diệm-di Cù-sử-la viên 拘睒彌國瞿師羅園, một tinh xá do Cù-sư-la (Pāli: Ghosita) dựng ở Câu-diệm-di (Kosambī).
[50] Cù-sư-la gia chủ 瞿師羅. Pāli: Ghosita-gahapati.
[51] Chủng chủng giới 種種界. Pāli: dhātunānattaṃ, sự đa dạng của giới.
[52] Pāli: saṃvijjati cakkhudhātu rūpā ca manāpā, có nhãn giới và có sắc khả ý.
[53] Pāli: saṃvijjati cakkhudhātu rūpā ca amanāpā (…) phassaṃ paṭicca uppajjati dukkhā vedanā, có nhãn giới và sắc không khả ý (…) duyên xúc khổ thọ phát sanh.
[54] Đại chánh, kinh 461. Tham chiếu It. 51.
[55] Câu-diệm-di Cù-sử-la viên 拘睒彌國瞿師羅園, một tinh xá do Cù-sử-la (Pāli: Ghosita) dựng ở Câu-diệm-di (Kosambī).
[56] Pāli (Cf. It. 51): kāyena amataṃ dhātuṃ phusayitvā nirūpadhiṃ, bằng tự thân, chứng nghiệm bất tử giới (cam lộ giới), chứng vô dư y.
[57] Hán: vô ưu ly cấu cú 無憂離垢句. Pāli (Cf. It.51): deseti sammāsambuddho asokaṃ virajaṃ padan ti, Đấng Chánh giác chỉ rõ dấu chân không ưu phiền, không cấu nhiễm.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Vietnam
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.