KINH 391. NHƯ THẬT TRi[1]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Thánh đế về khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, không biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát được khổ.
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào biết như thật Thánh đế về khổ này, biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này thoát được khổ.”
 Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
(Kinh 391 thiếu ? Tựa kinh và phần đầu ? )
Cũng như đối với Khổ không giải thoát và giải thoát, chi tiết như trên; cũng vậy:
đối với (xả) đường ác không giải thoát và giải thoát.
có thể xả giới thối giảm, và không xả giới thối giảm.
có thể tự tuyên bố đã chứng đắc pháp thượng nhân, và không thể tự tuyên bố đã chứng đắc pháp thượng nhân.
có thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu phước điền tốt, và không thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu phước điền tốt.
[106a] Có thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu bậc Đại sư, và không thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu Đại sư.
không thể vượt qua khỏi khổ, và có thể vượt qua khỏi khổ.
không thể thoát khổ và có thể thoát khổ.
Như những kinh trên đều lập lại tiếp theo bằng kệ:
Nếu không biết cái khổ;
Và nhân các khổ này;
Và tất cả pháp khổ
Tịch diệt trọn không còn;
Nếu không biết đạo tích,
Tư duy[2] tất cả khổ;
Tâm giải thoát khỏi khổ,
Tuệ giải thoát cũng vậy,
Không thể vượt các khổ,
Để cứu cánh thoát khổ.
Nếu biết khổ như thật;
Cùng biết nhân các khổ;
Và tất cả các khổ
Tịch diệt hết không còn;
Nếu lại biết như thật,
Đạo tích để diệt khổ,
Tâm  giải thoát trọn vẹn,
Tuệ giải thoát cũng vậy,
Có thể vượt các khổ,
Cứu cánh được giải thoát.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 392. THIỆN NAM TỬ[3]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu có thiện nam tử bằng chánh tín, sống không gia đình, xuất gia học đạo, tất cả điều cần làm là cần biết pháp bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, cần phải siêng năng, tìm cầu phương tiện tu tập hiện quán.”
Cũng như chương cú này, tất cả kinh bốn Thánh đế, đều nên nói đầy đủ như vậy.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

Các kinh với nội dung: Biết như vậy, thấy như vậy, hiện quán như vậy, cũng nói như trên.

Lại nữa, cũng như kinh trên, với nội dung thêm bớt như sau:
“Đoạn tận ba kết, đắc quả Tu-đà-hoàn. Tất cả nên biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy và, hiện quán như vậy. Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan [106b] hỷ phụng hành.”
(...)
“Nếu ba kết sử đã đoạn tận, tham, nhuế, si mỏng, chứng đắc Tư-đà-hàm. Tất cả đều biết như thật đối với bốn Thánh đế. Những gì là bốn? đó là biết về sự hiện hữu của khổ Thánh đế, biết về sự tập khởi của khổ Thánh đế, biết về sự diệt tận của khổ Thánh đế, biết về con đường đưa đến sự tận diệt của khổ Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy và, hiện quán như vậy. (...)” cũng nói như trên.

(...)
“Nếu năm hạ phần kết đã đoạn tận, chứng đắc A-na-hàm hạng sanh Bát-Niết-bàn[4], không còn tái sanh vào cõi thế gian này nữa. Tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy và, hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

(...)
“ Nếu tất cả lậu đã đoạn tận, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời, tự tri tự tác chứng, tự biết rằng: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’ Tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy và, hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

(...)
 “Nếu chứng được đạo Bích-chi-phật, tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy và, hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.

(...)
“Nếu đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả đều cần biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nên biết như vậy, nên thấy như vậy và, hiện quán như vậy.(...)” cũng nói như trên.
“Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.”

KINH 393. NHẬT NGUYỆT[5]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như mặt trời mọc, ánh sáng hiện trước. Cũng vậy, chân chánh diệt tận khổ cũng có dấu hiệu xuất hiện trước[6]; tức là biết bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

[106c] KINH 394. NHẬT NGUYỆT (2)[7]

Tôi nghe như vầy:
Một thời  Phật ở trong vườn nai, chỗ ở của Tiên nhơn, thuộc nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“ Nếu mặt trời, mặt trăng không xuất hiện giữa thế gian, tất cả các vì tinh tú cũng không xuất hiện giữa thế gian này, ngày và đêm, tháng nửa phần, tháng toàn phần,[8] thời tiết, số năm, thời khắc, khoảnh khắc, tất cả đều không xuất hiện. Như thế, thế gian sẽ luôn luôn tối tăm, không có ánh sáng, chỉ có đêm dài, thuần là một khối mù tối lớn hiện ra ở thế gian.
“Nếu Như Lai, Ứng cúng, Đẳng Chánh Giác không xuất hiệt ở thế gian, không nói về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế thì, thế gian này sẽ mù tối, không có ánh sáng chiếu rọi, như thế đêm dài thuần là bóng tối trùm khắp thế gian.
“Nếu mặt trời mặt trăng xuất hiện xuất hiện ở thế gian, các tinh tú cũng xuất hiện, ngày và đêm tháng nửa phần, tháng toàn phần, thời tiết, số năm, thời khắc, khoảnh khắc, tất cả đều xuất hiện ở thế gian. Cũng thế, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian nói Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, thế gian không còn tối tăm, và đêm dài được soi sáng, thuần nhất, trí tuệ sẽ hiện ra ở thế gian.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 395. THÁNH ĐỆ TỬ[9]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như mặt trời xuất hiện, đi vòng khắp giữa không trung, phá tan mọi tăm tối, ánh sáng chiếu rõ. Cũng vậy, đa văn Thánh đệ tử đối với những pháp gì tập khởi, tất cả đều diệt hết rồi, xa lìa các trần cấu, được mắt pháp sanh, đắc hiện quán, đoạn trừ ba kết, là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kiết này đoạn tận, gọi là Tu-đà-hoàn, không rơi vào đường ác pháp, chắc chắn hướng đến Chánh giác, bảy lần qua lại cõi trời, cõi người, rồi giải thoát được khổ. Thánh đệ tử kia, trong lúc đó tuy có khởi lên ưu, khổ, nhưng vị ấy ly dục, lìa pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, có hỷ lạc do viễn ly sanh, đầy đủ an trụ Sơ thiền; chứ không thấy Thánh đệ tử kia có một pháp nào mà không đoạn, để có thể khiến tái sanh vào đời này. Đó là, Thánh đệ tử này được nghĩa lớn của mắt pháp. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này nếu chưa hiện quán thì nên siêng năng, tinh cần tìm cầu phương tiện, khởi [107a] ý muốn tinh tấn tu học.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 396. KHƯ-ĐỀ-LA[10]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu ai nói như vầy ‘Tôi đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán; sự tập khởi của Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế,’ mà lại nói ‘Tôi sẽ đạt được hiện quán Khổ, diệt, đạo tích Thánh đế.’[11] Lời nói này không đúng. Vì sao? Vì điều này không xảy ra. Nếu Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế chưa được hiện quán mà muốn hiện quán Khổ, diệt, đạo tích Thánh đế, điều này không thể có được. Ví như có người nói: ‘Tôi muốn lấy lá khư-đề-la[12] kết lại làm thành món đồ đựng nước để mang đi.’ Điều này không thể có được. Vì sao? Vì không có điều này. Hay nói như vầy: ‘Tôi đối với Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, chưa hiện quán mà muốn đắc hiện quán Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Điều này cũng không thể có được.
“Nếu lại nói: ‘Tôi sau khi hiện quán Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, sẽ chứng đắc hiện quán Khổ, diệt, đạo tích Thánh đế.’ Đó là lời nói khéo. Vì sao? Vì việc này có thể có được. Nếu Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế đã được hiện quán rồi, mà muốn hiện quán Khổ, diệt, đạo tích Thánh đế, điều này có thể có được. Ví như có người nói: ‘Tôi lấy lá bát-đàm-ma[13], lá ma-lâu-ca[14] kết lại thành đồ đựng nước mang đi.’ Đó là lời nói khéo. Vì sao? Vì điều này có thể có được. Cũng vậy, nếu nói rằng: ‘Tôi sau khi hiện quán Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, nay muốn đắc hiện quán Khổ, diệt, đạo tích Thánh đế.’ Đó là lời nói khéo. Vì sao? Vì điều này có thể có được. Nếu đối với Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế đã hiện quán, và muốn hiện quán Khổ, diệt, đạo tích Thánh đế, điều này có thể có được.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 397. NHÂN-ĐÀ-LA TRỤ[15]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Như một cục bông gòn nhỏ, [107b] hay cục bông kiếp-bối, đặt ở ngả tư đường. Khi bốn phương gió thổi, tùy theo chiều gió mà bông bay về một hướng. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này thường hay nhìn mặt người khác, và thường hay nói theo người[16]. Vì không biết như thật, nên nghe người khác nói, hướng theo lời nói đó mà thọ nhận, nên biết người này đời trước không tu tập trí tuệ.
“Giống như cây trụ nhân-đà-la[17] dùng đồng, thiếc làm nên, rồi đem cắm sâu xuống đất, dù bốn phương gió mạnh cũng không thể làm lay động. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào biết như thật Khổ Thánh đế; biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này không quán sát mặt người, không nói theo người; vì Sa-môn, Bà-la-môn này là người có trí tuệ vững chắc. Người này trước kia đã tùy theo sự tu tập trước kia nên không theo lời nói của người. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế phải siêng năng tìm cầu phương tiện, khởi ý muốn tăng thượng, tinh tấn tu học.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 398. LUẬN XỨ[18]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói cới các Tỳ-kheo:
“Giống như trụ đá dài mười sáu khủy tay, được cắm sâu xuống đất tám khủy tay, dù bốn phương có gió thổi cũng không thể làm lay động. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật Khổ Thánh đế; biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế; Sa-môn, Bà-la-môn này có đến các chỗ luận nghị mà không thể bị khuất phục. Tâm người này giải thoát, tuệ giải thoát, có thể khiến cho Sa-môn, Bà-la-môn khác ngược lại sinh ra lo khổ. Biết như thật, thấy như thật như vậy đều là do tập hành của đời trước nên khiến trí tuệ không thể khuynh động. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế phải siêng năng tìm cầu phương tiện, khởi ý muốn tăng thượng, tinh tấn tu học.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 399. THIÊU Y[19]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Giống như có người bị lửa đốt cháy đầu và áo. Người ấy tức thì khởi ý muốn mãnh liệt[20], khẩn cấp dập tắt.[21]
[107c] Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Chớ nên nói như vậy![22] Hãy gác qua việc đầu và áo. Đối với bốn Thánh đế cần phải khởi ý muốn mãnh liệt, tinh tấn, siêng năng tìm cầu phương tiện, tu tập hiện quán. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Nếu chưa được hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, tu tập hiện quán. Vì sao?
“Này Tỳ-kheo, vì ở địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, luôn luôn bị thiêu đốt mà các Tỳ-kheo không thấy đó là khổ cùng cực. Nếu như Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà chưa được hiện quán thì, Tỳ-kheo này nên nhẫn chịu khổ, lạc, ưu, bi; đối với bốn Thánh đế lại càng siêng năng tinh tấn tìm cầu phương tiện, tu tập hiện quán, cần nên học như vậy.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 400. BÁCH THƯƠNG[23]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với cácTỳ-kheo:
“Giống như có người sống lâu trăm tuổi. Có người nói với người ấy rằng: ‘Ông nếu muốn nghe pháp thì mỗi ngày ba thời phải chịu khổ: Sáng sớm chịu khổ của trăm mũi thương đâm vào. Trưa, chiều lại cũng như vậy. Trong một ngày, chịu khổ ba trăm mũi thương đâm. Như vậy ngày nào cũng tiếp tục cho đến trăm năm, rồi sau đó nghe pháp, được hiện quán. Ông có thể chịu như vậy được không?’ Bấy giờ, người này vì muốn nghe pháp nên có thể chịu đựng tất cả. Vì sao? Vì con người sinh ra ở thế gian luôn luôn chịu khổ ở trong ba đường ác, khi thì địa ngục, khi thì súc sanh, khi thì ngạ quỷ, mà không cảm nhận các thứ khổ, cũng không nghe pháp. Cho nên, nay họ vì muốn được hiện quán, nên chẳng cho rằng cái khổ ba trăm mũi thương đâm vào người trọn đời là cái khổ lớn. Thế nên, các Tỳ-kheo, nếu đối với bốn Thánh đế mà chưa được hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.


[1] Đại chánh kinh 392. Xem kinh 390.
[2] Nguyên bản: Tử . Ấn Thuận nghi là chữ tức : Dập tắt.
[3] Đại chánh kinh 393. Pāli, S. 56. 3-4. Kulaputta.
[4] Sanh Bát-niết-bàn; năm hạng Bất hoàn, đây chỉ nêu một.
[5] Đại chánh kinh 394. Pāli, S. 56. 38. Suriyapamā.
[6] Pāli: yato ca kho, bhikkhave, tathāgato loke uppajjati (...) atha mahato ālokassa pātubhāvo (...): Như Lai xuất hiện trong đời, ánh sáng vĩ đại xuất hiện (đó là bốn Thánh đế).
[7] Đại chánh kinh 395. Pāli, như kinh 394.
[8] Bán nguyệt, nhất nguyệt半月.一月; tháng 15 ngày và tháng 30 ngày; cách tính tháng Ấn độ cổ.
[9] Đại chánh kinh 396.
[10] Đại chánh kinh 397. S. 56. 32. Khadira.
[11]Pāli (S. v. 438) yo ahaṃ dukkham ariyasaccaṃ….dukkhanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ ariyasaccaṃ yathābhūtaṃ anabhisameeca sammā dukkhassantaṃ karissāmī t’ – n’etaṃ ṭhānaṃ vijjati, Ai nói, “tôi không thể như thực hiện quán Khổ Thánh đế … Khổ diệt đạo Thánh đế, nhưng tôi sẽ chân chánh đoạn tận khổ biên,” trường hợp này không xảy ra.
[12] Khư-đề-la 佉提羅. Pāli: khadira, loại cây gỗ rất cứng (Acacia Catechu), nhựa dùng làm thuốc.
[13] Bát-đàm-ma diệp 缽曇摩葉. Pali: padumapatta: lá sen. Nguyên bản chép nhầm là thuần-đàm-ma-diệp 純曇摩葉.
[14] Ma-lâu-ca 摩樓迦. Pali: māluvā (một giống khoai); Hán âm theo Skt. māluka, một loại cây (Acimum Sanctum)
[15] Đại chánh kinh 398. S. 56. 39. Indakhīlo
[16] Pāli: te aññassa samaṇassa vā brāhmaṇassa vā mukhaṃ ullokenti, ‘ayaṃ nūna bhavaṃ jānaṃ jānāti passaṃ passatī’ti. Họ nhìn mặt các sa-môn, bà-la-môn khác mà nói ‘tôn giả này biết cái đáng biết, thấy cái đáng thấy.’
[17] Nhân-đà-la trụ 因陀羅柱. Pāli: indakhīla, cột nêu ở cổng chợ.
[18] Đại chánh kinh 399. S. 56. 40. Vādino (Vāditthika).
[19] Đại chánh kinh 400. S. 56. 34. Cela.
[20] Tăng thượng dục 增上欲. Pāli: adhimatto chando, ý muốn mãnh liệt.
[21] Nguyên bản có thiếu: Phật hỏi các Tỳ-kheo, phải làm thế nào. Tỳ-kheo trả lời: khẩn cấp dập tắt. Phật nói tiếp.
[22] Nguyên bản, câu này có vẻ thừa.
[23] Đại chánh kinh 401. Một trăm mũi giáo. Pāli, S. 56. 35. Sattisata.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post


KINH 381. ĐƯƠNG TRI[1]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế nên biết, nên hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế nên biết, nên đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế nên biết, nên chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế nên biết, nên tu.[2]
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 382. DĨ TRI[3]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu.[4] Như vậy, Tỳ-kheo đoạn ái dục, cởi bỏ các kiết sử, chứng đắc hiện quán mạn[5], đoạn tận khổ biên.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 383. LẬU TẬN[6]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú [104c] xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
 “Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu.[7] Như vậy, Tỳ-kheo này được gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc làm đã xong, dẹp bỏ các gánh nặng, đã đạt được mục đích mình[8], hết sạch các kết sử, chánh trí, khéo giải thoát.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 384. BIÊN TẾ[9]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu.[10] Như vậy, Tỳ-kheo này đạt đến tận cùng cứu cánh, rốt ráo lìa hết cấu nhiễm, cứu cánh phạm hạnh đã hoàn thành, thuần nhất thanh bạch, được gọi là Thượng sĩ[11].”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 385. HIỀN THÁNH[12]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Như vậy, Tỳ-kheo không còn then khóa, san bằng thành hào, vượt qua các hiểm nạn, cởi mở các ràng buộc, được gọi là Hiền Thánh dựng ngọn cờ Thánh[13].”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 386. HIỀN THÁNH (2)[14]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh [105a] đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Như vậy, Tỳ-kheo không còn then khóa, san bằng thành hào, vượt qua các hiểm nạn, cởi mở các ràng buộc, được gọi là Hiền Thánh dựng ngọn cờ Thánh[15].”
“Này các Tỳ-kheo, thế nào là không còn then khóa[16]? Năm hạ phần kết sử đã lìa, đã biết; đó gọi là không còn then khóa.
“Thế nào là san bằng thành hào[17]? Hào sâu vô minh đã đoạn, đã biết; đó gọi là san bằng thành hào[18].
“Thế nào là vượt qua các hiểm nạn[19]? Giải thoát sanh tử, tận cùng khổ biên[20]; đó gọi là vượt qua các hiểm nạn.
“Thế nào là cởi mở các ràng buộc[21]? Ái đã đoạn, đã biết.[22]
“Thế nào là dựng ngọn cờ Thánh đạo[23]? Ngã mạn đã đoạn[24], đã biết; đó gọi là dựng ngọn cờ Thánh.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 387. NGŨ CHI LỤC PHẦN[25]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Đó gọi là Tỳ-kheo đoạn năm chi, thành tựu sáu phần, thủ hộ một, y chỉ bốn, trừ bỏ các đế, lìa các đường ngả tư, chứng các giác tưởng, tự chính mình tạo tác, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, thuần nhất trong sạch, đó gọi là Thượng sĩ.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 388. LƯƠNG Y[26]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Có bốn pháp, nếu thành tựu thì được gọi là bậc Đại y vương, đầy đủ các chi phần cần phải có. Những gì là bốn? Một khéo biết bệnh; hai là khéo biết nguyên nhân của bệnh; ba là khéo biết cách đối trị bệnh; bốn là khéo biết trị bệnh, để về sau bệnh không còn tái phát nữa.
“Thế nào gọi là lương y khéo biết bệnh? Lương y biết rành các chủng loại bệnh như [105b] vậy như vậy; đó gọi là lương y khéo biết bệnh.
“Thế nào là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh? Lương y biết rành bệnh này do gió gây nên, do đàm ấm gây nên, nước nhớt nước dãi gây nên, khí lạnh gây nên, do các sự việc hiện tại gây nên, do thời tiết gây nên; đó gọi là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh.
“Thế nào là lương y khéo biết cách đối trị bệnh? Lương y biết rành các loại bệnh, nên thoa thuốc, nên cho mửa, cho xổ, nên nhỏ mũi, nên xông, nên cho ra mồ hôi; và những cách đối trị đại loại như vậy; đó gọi là lương y khéo biết cách đối trị.
“Thế nào là lương y khéo biết trị bệnh rồi về sau bệnh không còn tái phát nữa? Lương y khéo trị tất cả mọi chứng bệnh, khiến dứt trừ hoàn toàn, vĩnh viễn không tái phát trở lại sau này nữa; đó gọi là lương y khéo biết trị bệnh không còn tái phát nữa.
“Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác là bậc Đại Y vương đã thành tựu bốn đức, chữa lành bệnh chúng sanh cũng lại như vậy. Bốn đức là gì? là Như Lai biết như thật đây là Khổ Thánh đế; biết như thật đây là Khổ tập Thánh đế; đã biết như thật đây là Khổ diệt Thánh đế, biết như thật đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.
“Này các Tỳ-kheo, các lương y thế gian không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Còn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y vương, biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, lão, tử, ưu, bi, não, khổ. Vì thế nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y vươmg.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 389. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (1)[27]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Thánh đế về khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, không biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, các sa-môn, bà-la-môn ấy chẳng phải là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn; những người ấy, đối với nghĩa của Sa-môn, nghĩa Bà-la-môn, không thể trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng, tự biết rằng[28]: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật Thánh đế về khổ này, biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, [105c] biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết các sa-môn, bà-la-môn ấy chính là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn; những người ấy, đối với nghĩa của Sa-môn, nghĩa Bà-la-môn, trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng, tự biết rằng: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Cho nên, này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế hiện quán, nên khởi lòng mong muốn hơn lên, tinh cần, nổ lực, phương tiện tu học. Những gì là bốn? Đó là khổ Thánh đế, khổ tậpThánh đế, khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 390. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (2)[29]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
Nói rộng như trên, chỉ có một vài sự sai biệt là:
“Nếu không biết như thật bốn Thánh đế, nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn này chẳng phải Sa-môn số, chẳng phải Bà-la-môn số[30]. Nếu biết như thật đối Thánh đế, Sa-môn, Bà-la-môn này…” cho đến,(thiếu đoạn kinh ?)
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.


[1] Đại chánh, kinh 382. S. 56. 29. Abhiñeyyaṃ (cần được thắng tri).
[2] Xem kinh 378 và các cht. 22-3o..
[3] Đại chánh kinh 383.
[4] Xem kinh 378 và các cht. 32-30.
[5] Nguyên văn: Ư mạn vô minh đẳng於慢無明等 (đối với mạn và vô mình mà cứu cánh khổ biên); Ấn Thuận sửa lại là ư mạn vô gián đẳng, theo định (thiếu chữ ?) của kinh. Xem các kỉnh 23, kinh 24: đoạn trừ ái dục, chuyển khứ chư kết, chánh vô gián đẳng; kinh 107: ư mạn khởi vô gián đẳng.
[6] Đại chánh kinh 384. S. 56. 25. Āsavakkhayo.
[7] Xem kinh 378.
[8] Đãi đắc kỷ lợi 逮得己利.
[9] Đại chánh kinh 385. Xem kinh 384 trên.
[10] Xem kinh 379.
[11] Thượng sỹ 上士; Pāli: uttamapurisa?
[12] Đại chánh kinh 386.
[13] Tham chiếu Trung N0 26(200); Pāli, M. 200. Alagadūpamasutta: ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu ukkhittapaligho itipi, saṃkiṇṇaparikkho itipi, abbūḷhesiko itipi, niraggaḷo itipi, ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṃyutto itipi, Tỳ-kheo như vậy được gọi là vị đã dẹp bỏ chướng ngại vật, lấp bằng giao thông hào, nhổ bỏ cọc tre, tháo bỏ then khóa. Xem giải thích kinh tiếp.
[14] Đại chánh kinh 387.
[15] Xem cht. 49 kinh 385.
[16] Vô hữu quan kiện 無有關鍵. Pāli: niraggaḷo, vị đã tháo bỏ then cửa.
[17] Bình trị thành tiệm 平治城塹. Pāli: saṃkiṇṇa-parikkha, lấp đầy các hào rãnh.
[18] Pāli: saṃkiṇṇparikkho (...) ponobbhaviko jatisaṃsāro pahīno hoti, đã lấp đầy các hào rãnh, là đã đoạn trừ vòng luân chuyển tái sanh.
[19] Pāli: ukkhittapaligho, đã dẹp bỏ chướng ngại vật.
[20] Pāli: ukkhittapaligho (...) avijjā pahīna hoti, đã dẹp bỏ chướng ngại, là đã đoạn trừ vô minh.
[21] Giải thoát kết phược 結縛. Pāli: abbhūḷhesika, đã nhổ bỏ cọc trụ.
[22] Pāli: abbhūḷhesiko (...) taṇhā pahīno hoti, đã nhổ bỏ cọc trụ, là đã đoạn trừ khát ái.
[23] Kiến lập Thánh tràng 建立聖幢. Pāli: ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṃyutto, là vị Thánh đã hạ cờ, trút gánh nặng, bứt ràng buộc.
[24] Pali: asmimāno pahīno, đoạn trừ phức cảm “tôi hiện hữu” (ngã mạn).
[25] Đại chánh kinh 388. S. 56. 13. Khandha; 14. Āyatana.
[26] Đại chánh kinh 399.
[27] Đại chánh kinh 390. S. 56. 12.Vajji (Koṭigāma)
[28] Tham chiếu kinh 351. Pāli, tham chiếu S. 12. 13; 56.12, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasamatā brāhmaṇesu va brāhmaṇasamatā; na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brāhmaññatthaṃ vā diṭṭtheva dhamme sayaṃ abhiñīa sacchikatvā... Các Sa-môn, -la-môn này không phải những Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh giữa các Sa-môn, -la-môn; đối với mục đích của Sa-môn, Bà-la-môn, các tôn giả này, ngay trong đời này, không bằng thắng trí mà tự mình chứng nghiệm (...).
[29] Đại chánh kinh 391. Xem kinh 389.
[30]Phi sa-môn số, phi Bà-la-môn số 非沙門數, 非婆羅門數. Pāli: na (...) samaṇasaṃkhyā, brāhmaṇasaṃkhyā, không đúng danh nghĩa Sa-môn, Bà-la-môn.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Vietnam
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.