KINH 461. TAM GIỚI[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di[2]. Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ sát chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan:
“Nói là nhiều chủng loại giới. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?”
Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la:
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ:
Nếu chúng sanh Sắc giới,
Và trụ Vô sắc giới,
Mà không biết Diệt giới,
Thì lại thọ các hữu.
Nếu đoạn được sắc giới,
Không trụ vô sắc giới,
Diệt giới, tâm giải thoát,
Thì xa lìa sanh tử.
Khi Tôn giả A-nan nói kinh này xong, gia chủ Cù-sư-la tùy hỷ, vui mừng [118b] làm lễ mà lui.
KINH 462. TAM GIỚI (3)[4]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di. Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ sát chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan:
“Nói là nhiều chủng loại giới. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?”
Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la:
“Có ba giới xuất ly, đó là xuất ly từ dục giới cho đến sắc giới, và xuất ly từ sắc giới cho đến vô sắc giới. Ở đây, tất cả các hành, tất cả những tư tưởng về giới đều dứt hết. Đó gọi là ba thứ giới cần xuất ly.“
Rồi Tôn giả nói bài kệ:
Biết xuất ly Dục giới,
Vượt luôn khỏi Sắc giới,
Tất cả hành tịch diệt,
Siêng tu, chánh phương tiện.
Đoạn trừ tất cả ái,
Tất cả hành diệt tận.
Biết tất cả hữu dư,
Không xoay chuyển lại hữu.
Khi Tôn giả A-nan nói kinh này xong, gia chủ Cù-sư-la tùy hỷ vui mừng làm lễ mà lui.
KINH 463. ĐỒNG PHÁP[5]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan đi đến chỗ vị Thượng tọa tên là Thượng Tọa[6]. Khi đến nơi ấy Tôn giả cung kính thăm hỏi, rồi ngồi lui qua một bên, bạch vị Thượng tọa tên là Thượng Tọa:
“Nếu có Tỳ-kheo ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, hay ở trong tăng xá yên tĩnh tư duy, nên bằng pháp gì để chuyên tinh tư duy?”
Thượng tọa đáp:
“Này Tôn giả A-nan, nếu người nào ở chỗ vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong tăng xá yên tĩnh, nên bằng hai pháp này để chuyên cần tư duy, đó là chỉ và quán[7].
Tôn giả A-nan lại hỏi Thượng tọa:
“Tu tập chỉ, sau khi tu tập nhiều, sẽ thành tựu được pháp gì? Tu tập quán, sau khi tu tập nhiều, sẽ thành tựu được pháp gì?”
Thượng tọa trả lời Tôn giả A-nan:
“Tu tập chỉ, cuối cùng thành tựu được quán. Tu tập quán, cũng thành tựu được chỉ. Nghĩa là Thánh đệ tử tu tập gồm cả chỉ và quán, chứng đắc các giải thoát giới.”
Tôn giả A-nan lại hỏi:
“Bạch Thượng tọa, thế nào là các giải thoát giới?”
Thượng tọa đáp:
“Này Tôn giả A-nan, đoạn giới, vô dục giới, diệt giới, đó gọi là các giải thoát giới.”
Tôn giả A-nan lại hỏi Thượng tọa:
“Thế nào là đoạn giới cho đến diệt giới?”
Thượng tọa đáp:
“Này Tôn giả A-nan, đoạn tất cả hành, đó gọi là đoạn giới. Đoạn trừ ái [118c] dục, đó là vô dục giới. Tất cả hành diệt, gọi là diệt giới.”
Tôn giả A-nan sau khi nghe Thượng Tọa nói xong, tùy hỷ hoan hỷ rồi đi thẳng đến chỗ năm trăm Tỳ-kheo. Sau khi cung kính hỏi thăm,Tôn giả ngồi lui qua một bên, bạch với năm trăm vị Tỳ-kheo:
“Nếu Tỳ-kheo nào trong lúc ở chỗ vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong tăng xá yên tĩnh tư duy, nên bằng pháp gì để chuyên tinh tư duy?”
Bấy giờ năm trăm Tỳ-kheo trả lời Tôn giả A-nan:
“Nên bằng hai pháp chuyên cần mà tư duy.” Chi tiết, cho đến, “diệt giới,” như vị Thượng tọa đã nói trên kia.
Tôn giả A-nan sau nghe năm trăm vị Tỳ-kheo nói như vậy, hoan hỷ tùy hỷ, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo ở chỗ vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong tăng xá yên tĩnh mà tư duy, nên bằng phương pháp gì để chuyên cần tư duy?”
Phật bảo A-nan:
“Nếu Tỳ-kheo nào ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, hay trong tăng xá yên tĩnh mà tư duy, nên bằng hai pháp để chuyên cần tư duy.” Chi tiết, cho đến, “diệt giới,” như năm trăm Tỳ-kheo đã nói.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:
“Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bậc Đạo sư và các đệ tử tất cả đều đồng một pháp, đồng văn cú, đồng một nghĩa, đồng một vị. Hôm nay con đến Thượng tọa có tên là Thượng Tọa hỏi nghĩa này, Tôn giả ấy cũng đem nghĩa này, văn cú này, vị này giải đáp cho con, như những gì Thế Tôn đã nói hiện tại. Con lại đến chỗ năm trăm Tỳ-kheo cũng đem nghĩa này, văn cú này, vị này hỏi năm trăm Tỳ-kheo, họ cũng đem nghĩa này, câu này, vị này mà đáp, như những gì Thế Tôn đã nói hiện tại. Cho nên biết rằng, Thầy và đệ tử, tất cả đều đồng một pháp, đồng văn cú, đồng một nghĩa, đồng một vị.”
Phật bảo Tôn giả A-nan:
“Ngươi có biết vị Thượng tọa này là Tỳ-kheo như thế nào không?”
A-nan bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con không biết.”
Phật bảo Tôn giả A-nan:
“Thượng tọa này là A-la-hán, các lậu đã dũ sạch, đã vứt bỏ gánh nặng, đạt được chánh trí, tâm khéo giải thoát. Năm trăm vị Tỳ-kheo kia cũng đều như vậy.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 464. TRƯỚC SỬ[8]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở trong thân có thức này của con và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn[9]?”
Phật bảo La-hầu-la:
“Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói.
“ Tỳ-kheo đối với những gì thuộc địa giới, hoặc quá [119a] khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc đẹp, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần, mà biết như thật, tất cả những thứ đó đều không phải ngã, không khác ngã, không ở trong nhau. Đối với thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới, lại cũng như vậy.
“Này La-hầu-la, Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, ở trong thân có thức này của chính mình, và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài, không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn.
“Này La-hầu-la, Tỳ-kheo ở trong thân có thức này, và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn, đó gọi là dứt sự ràng buộc của ái, dứt các kiết sử, đoạn trừ ái, dừng kiêu mạn, đắc hiện quán, đoạn tận khổ biên.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
8. THỌ TƯƠNG ƯNG[10]
[119a11] KINH 465. XÚC NHÂN[11]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở trong thân có thức này của con và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn?”
Phật bảo La-hầu-la:
“Có ba thứ thọ; đó là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Ba thọ này do nhân gì, tập gì, sanh gì, chuyển gì? Có nghĩa là ba thọ này, xúc là nhân, là tập, là sanh, là chuyển. Do xúc nhân như thế này thế kia sanh các thọ như thế này thế kia. Nếu xúc thế này thế kia diệt, thọ thế này thế kia cũng diệt, tĩnh chỉ, thanh lương, tịch tĩnh. Biết như vậy, thấy như vậy thì để ở trong thân có thức này của con và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 466. KIẾM THÍCH[12]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở trong thân có thức này của con và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn?”
Phật bảo Tôn giả A-nan:
“Có ba thứ thọ; đó là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Quán sát lạc thọ mà tưởng là khổ; quán sát khổ thọ mà tưởng là kiếm đâm; quán sát không khổ không lạc thọ mà tưởng là vô thường. Nếu Tỳ-kheo quán sát lạc thọ mà tưởng là khổ, [119b] quán sát khổ thọ mà tưởng là kiếm đâm, quán sát không khổ không lạc thọ mà tưởng là vô thường, hoại diệt, đó gọi là chánh kiến.”
Sau đó Thế Tôn nói bài kệ:
Quán vui tưởng là khổ,
Khổ thọ như kiếm đâm,
Đối với không khổ vui,
Tu tưởng vô thường, diệt,
Đó gọi là Tỳ-kheo,
Thành tựu được chánh kiến.
Đạo an vui tịch diệt,
Trụ nơi tối hậu biên,
Vĩnh viễn lìa phiền não,
Dẹp tan chúng quân ma.
Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 467. TAM THỌ[13]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ đức Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở trong thân có thức này của con và trong tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn?”
Phật bảo Tôn giả La-hầu-la:
“Có ba thứ thọ; đó là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Khi quán sát lạc thọ, vì muốn dứt trừ tham sử[14] đối lạc thọ, nên ở nơi Ta mà tu phạm hạnh; vì muốn dứt trừ sân nhuế sử[15] đối với khổ thọ, nên ở nơi Ta mà tu phạm hạnh; vì muốn dứt trừ ngu si sử[16] dối với bất khổ bất lạc thọ, nên ở nơi Ta mà tu phạm hạnh.
“Này La-hầu-la, Tỳ-kheo đối với kết sử tham nơi lạc thọ đã dứt trừ, đã biết; đối với kết sử sân nhuế nơi khổ thọ đã dứt trừ, đã biết; đối với kết sử si nơi bất khổ bất lạc thọ đã dứt trừ, đã biết; đó gọi là Tỳ-kheo đã đoạn trừ ái dục, bứt các kết buộc, diệt kiêu mạn[17], đạt cứu cánh khổ biên. ”
Sau đó đức Thế Tôn nói bài kệ:
Khi cảm nhận lạc thọ,
Thì không biết lạc thọ
Bị tham sử sai khiến,
Không thấy đường xuất ly.
Lúc cảm nhận khổ thọ,
Thì không biết khổ thọ
Bị sân nhuế sai sử,
Không thấy đường xuất ly.
Thọ không vui không khổ,
Đấng Chánh giác đã nói,
Nếu không khéo quán sát,
Quyết không qua bờ kia.
Tỳ-kheo cần tinh tấn,
[119c]Như tất cả thọ này,
Người trí thường hiểu biết.
Người hiểu biết các thọ,
Hiện tại hết các lậu,
Người trí sáng mạng chung,
Danh số đã dứt tuyệt,
Thường nhập Niết-bàn lạc.
Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 468. THÂM HIỂM[20]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà nơi thành Vương Xá. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Biển lớn sâu hiểm[21]. Đó là cái sâu hiểm mà người ngu ở thế gian này thường nói, không phải là sâu hiểm được nói trong pháp luật của Hiền thánh. Những gì mà thế gian nói về sự sâu hiểm thì đó chỉ là sự tích tụ số lượng nước nhiều mà thôi. Nếu các thọ phát sinh từ thân, các khổ bức bách, hoặc bị khốn quẫn, hoặc chết; đó mới gọi là nơi sâu hiểm vô cùng của biển lớn.
“Phàm phu ngu si không học, ở nơi các thọ phát sinh từ thân, các khổ bức bách, hoặc bị khốn quẫn, hoặc chết, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu la, tâm loạn phát cuồng, mà trường kỳ chìm đắm, không chỗ dừng nghỉ.
“Đa văn Thánh đệ tử, ở nơi các thọ phát sinh từ thân, các khổ bức bách, hoặc bị khốn quẫn, hoặc chết, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu la, tâm loạn phát cuồng, mà không chìm đắm sanh tử, được chỗ dừng nghỉ.”
Sau đó đức Thế Tôn nói bài kệ:
Thân sinh các khổ thọ,
Bức bách cho đến chết,
Sầu bi không chịu nỗi,
Than khóc, phát cuồng loạn.
Tâm tự sinh khốn quẫn,
Chiêu tập các khổ tăng,
Mãi chìm biển sanh tử,
Nào biết chỗ dừng nghỉ.
Xả các thọ nơi thân,
Khổ não sinh từ thân,
Bức bách cho đến chết,
Không khởi tưởng buồn lo,
Không than khóc kêu gào,
Thường nhẫn thọ các khổ,
Tâm không sinh chướng ngại,
Chiêu tập các khổ tăng,
Không chìm đắm sanh tử,
Quyết được nơi an ổn.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 469. TIỄN[22]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Phàm phu ngu si không học [120a] sinh khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Đa văn Thánh đệ tử cũng sinh khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Này các Tỳ-kheo, như vậy giữa phàm phu và Thánh nhơn có gì sai khác?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là căn bản của pháp, là con mắt của pháp, là sở y của pháp. Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin nói đầy đủ. Các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ thực hành.”
Phật bảo các Tỳ-kheo tiếp:
“Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà nói.
“Này các Tỳ-kheo, phàm phu ngu si không học, vì thân xúc chạm sinh các thọ, tăng thêm các khổ đau, cho đến bị cướp mất mạng sống, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu gào, tâm sinh cuồng loạn. Ngay lúc đó hai thọ tăng trưởng, là thân thọ, và tâm thọ. Như có người thân bị trúng hai mũi tên độc, vô cùng đau đớn. Phàm phu ngu si không học lại cũng như vậy. Hai thọ tăng trưởng: thân thọ, tâm thọ vô cùng đau đớn, khổ sở. Vì sao? Vì phàm phu ngu si không học này không biết rõ, nên ở nơi ngũ dục mà phát sanh cảm xúc lạc thọ, lãnh thọ năm thứ dục lạc. Do lãnh thọ năm thứ dục lạc nên bị tham sử sai khiến[23]. Vì xúc chạm cảm thọ khổ nên sinh sân nhuế. Vì nổi sân nhuế nên bị nhuế sử sai khiến[24]. Nếu đối với sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hại, và xuất ly của hai thọ này mà không biết như thật, vì không biết như thật nên sinh cảm thọ không khổ không lạc, bị si sử sai khiến. Nó bị lạc thọ trói buộc, mãi không thể lìa[25]; bị khổ thọ trói buộc, trọn không thể lìa; bị cảm thọ không khổ không lạc trói buộc, cuối cùng không thể lìa.
“Cái gì trói buộc? Bị tham, nhuế, si trói buộc; bị sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ trói buộc.”
“Đa văn Thánh đệ tử, thân xúc sinh khổ thọ, khổ lớn bức bách… cho đến cướp mất sinh mạng, mà không khởi lo buồn, thán oán, khóc lóc, kêu gào, loạn tâm phát cuồng. Ngay lúc đó chỉ sinh một thứ thọ, đó là thân thọ, chứ không sinh tâm thọ. Như người bị một mũi tên độc, không bị mũi tên độc thứ hai, ngay khi đó chỉ sinh có một cảm thọ, đó là thân thọ mà không sinh tâm thọ. Khi xúc chạm lạc thọ, không nhiễm dục lạc. Vì không nhiễm dục lạc nên đối với lạc thọ này, tham sử không sai khiến. Khi xúc chạm khổ thọ, không sinh sân nhuế; vì không sinh sân nhuế, nên nhuế [120b] sử không thể sai khiến. Nếu đối với sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hại, sự xuất ly của hai sử này mà biết như thật thì, vì biết như thật cảm thọ không khổ không lạc, nên si sử không thể sai khiến được. Đối với lạc thọ được giải thoát, không bị trói buộc; khổ thọ, và không khổ không lạc thọ cũng được giải thoát, không bị trói buộc.
“Không bị cái gì trói buộc? Tham, nhuế, si không trói buộc; sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ không trói buộc.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài kệ:
Đa văn đối khổ vui,
Không phải không cảm giác;
So với kẻ không học,
Thọ lạc, không buông lung,
Gặp khổ không tăng sầu;
Khổ vui thảy đều bỏ,
Không thuận cũng không trái.
Tỳ-kheo siêng phương tiện,
Đối với các thọ này,
Trí tuệ thường biết rõ.
Vì biết rõ các thọ,
Hiện tại sạch các lậu,
An trú đại Niết-bàn.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 470. HƯ KHÔNG[29]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Như giữa hư không, gió lộng từ bốn phương thổi đến như: gió có bụi bặm, gió không bụi bặm, gió tỳ-thấp-bà[30], gió tỳ-lam-bà[31], gió mỏng, gió dày, cho đến phong luân gió dậy. Gió cảm thọ trong thân cũng như vậy. Đủ các thứ thọ khởi lên như: lạc thọ, khổ thọ, không khổ không lạc thọ. Đó là những cảm thọ lạc của thân, cảm thọ khổ của thân, cảm thọ không khổ không lạc của thân; cảm thọ lạc của tâm, cảm thọ khổ của tâm, cảm thọ không khổ không lạc của tâm; cảm thọ thực vị lạc[32], cảm thọ thực vị khổ, cảm thọ thực vị không khổ không lạc; cảm lạc thọ phi thực vị, cảm thọ khổ phi thực vị, cảm thọ không khổ không lạc phi thực vị; cảm thọ lạc do tham, cảm thọ khổ do tham, cảm thọ không khổ không vui do tham; cảm thọ lạc xuất ly, cảm thọ khổ xuất ly, cảm thọ không khổ không lạc xuất ly.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài kệ:
Như ở giữa hư không,
Các gió cuồng nổi dậy,
Gió đông, tây, nam, bắc,
Bốn phương đều như vậy.
Có bụi và không bụi,
Cho đến phong luân khởi.
Cũng vậy trong thân này,
Các thọ cũng dấy lên.
[120c] Hoặc lạc, hoặc khổ thọ,
Và không khổ không lạc,
Vật dục, phi vật dục,
Tham trước không tham trước.
Tỳ-kheo siêng phương tiện,
Đối với các thọ này,
Trí tuệ thường biết rõ.
Vì biết rõ các thọ,
Hiện tại sạch các lậu,
An trụ Bát Niết-bàn.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
[9] Ngã, ngã sở kiến, ngã mạn hệ trước sử. Pāli: ahaṃkāramamaṃkāramāmānusayā, các tùy miên ngã, ngã sở và mạn.
[10] Ấn Thuận Hội biên, Tụng iii. 6. Tương ưng thọ, gồm các kinh 466-489, nửa sau quyển 17 của Đại chánh hiện hành. Tương đương Pāli, S. 36. Vedanā-saṃyutta.
[18] Pāli: saṃpajaññaṃ na riñcati, không bỏ chánh trí. Pāli: riñcati, rời, chối bỏ, phủ nhận; bản Hán đọc là iñjati: dao động.
[23] Vi tham sử sở sử. Pāli: yo sukhāya vedanāya rāgānusayo so anuseti, tiềm phục tham tùy miên đối với cảm thọ lạc.
[24] Pāli: yo dukkhāya vedanāya paṭighānusayo so anuseti, đối với cảm thọ khổ, sân tùy miên tiềm phục.
[25] Pāli: so sukhañce vedanaṃ vedayati, saññutto naṃ vedayati; nếu nó cảm giác lạc. nó cảm giác bị cái đó trói buộc.
0 nhận xét