ĐỐN TIỆM
Trong lúc Tổ Sư ở chùa Bảo Lâm, Tào Khê thì Đại Sư Thần Tú ở chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Nam. Lúc bấy giờ cả hai Tông đều thịnh hành. Người đương thời gọi là "Nam Năng, Bắc Tú" nên phân ra Nam Bắc. Hai phái đốn tiệm, khiến cho người học không biết theo đâu. Sư bảo chúng rằng:
- Pháp vốn một tông chỉ, người có Nam Bắc. Pháp chỉ có một, nhưng kiến giải có chậm có nhanh. Sao gọi là đốn tiệm? Pháp không có đốn tiệm, nhưng người lại có kẻ thông minh và ngu độn, nên gọi là đốn tiệm. Thế nhưng môn đồ của Thần Tú thường chê Tổ Sư Nam Tông chẳng biết một chữ thì làm sao có sở trường?
Thần Tú nói:
- Vị ấy đã đạt được Vô sư trí, thâm ngộ tối thượng thừa, ta không thể sánh bằng được. Hơn nữa, Thầy ta là Ngũ Tổ đã đích thân truyền y bát cho người, đâu phải là chuyện vô cớ? Ta hận vì không thể đi xa để gần gũi người, mà ngồi đây đành chịu ân vua. Các ngươi đừng vương vấn nơi này, hãy sang Tào Khê tham bái mà giải nghi quyết.
Một ngày kia Đại Sư gọi môn đồ là Chí Thành bảo:
- Nhà ngươi là người thông minh nhiều trí, có thể vì ta mà đến Tào Khê nghe pháp, những gì đã nghe được phải hết lòng ghi nhớ về thuật lại cho ta.
Chí Thành vâng lệnh sang Tào Khê theo chúng nghe pháp, nhưng chẳng nói ra xuất xứ của mình. Khi ấy Tổ Sư bảo chúng rằng:
- Hôm nay, có người nghe trộm pháp đang ẩn núp trong hội này.
Chí Thành liền bước ra làm lễ, kể rõ tự sự đầu đuôi. Sư nói:
- Nhà ngươi từ Ngọc Tuyền đến, đích thị là một tên dọ thám rồi.
- Thưa, chẳng phải đâu.
Sư nói:
- Chẳng phải sao được?
Thưa rằng:
- Chưa nói ra thì phải, đã nói ra rồi thì chẳng phải.
Sư hỏi:
- Thầy nhà ngươi dạy chúng như thế nào?
- Thưa, Thầy thường dạy chúng trụ tâm quán tĩnh, ngồi mãi không không nằm.
Sư bảo:
- Trụ tâm quán tĩnh là bệnh chẳng phải thiền. Ngồi mãi bó thân, đối lý chả có ích gì.
Hãy nghe kệ ta:
- Pháp vốn một tông chỉ, người có Nam Bắc. Pháp chỉ có một, nhưng kiến giải có chậm có nhanh. Sao gọi là đốn tiệm? Pháp không có đốn tiệm, nhưng người lại có kẻ thông minh và ngu độn, nên gọi là đốn tiệm. Thế nhưng môn đồ của Thần Tú thường chê Tổ Sư Nam Tông chẳng biết một chữ thì làm sao có sở trường?
Thần Tú nói:
- Vị ấy đã đạt được Vô sư trí, thâm ngộ tối thượng thừa, ta không thể sánh bằng được. Hơn nữa, Thầy ta là Ngũ Tổ đã đích thân truyền y bát cho người, đâu phải là chuyện vô cớ? Ta hận vì không thể đi xa để gần gũi người, mà ngồi đây đành chịu ân vua. Các ngươi đừng vương vấn nơi này, hãy sang Tào Khê tham bái mà giải nghi quyết.
Một ngày kia Đại Sư gọi môn đồ là Chí Thành bảo:
- Nhà ngươi là người thông minh nhiều trí, có thể vì ta mà đến Tào Khê nghe pháp, những gì đã nghe được phải hết lòng ghi nhớ về thuật lại cho ta.
Chí Thành vâng lệnh sang Tào Khê theo chúng nghe pháp, nhưng chẳng nói ra xuất xứ của mình. Khi ấy Tổ Sư bảo chúng rằng:
- Hôm nay, có người nghe trộm pháp đang ẩn núp trong hội này.
Chí Thành liền bước ra làm lễ, kể rõ tự sự đầu đuôi. Sư nói:
- Nhà ngươi từ Ngọc Tuyền đến, đích thị là một tên dọ thám rồi.
- Thưa, chẳng phải đâu.
Sư nói:
- Chẳng phải sao được?
Thưa rằng:
- Chưa nói ra thì phải, đã nói ra rồi thì chẳng phải.
Sư hỏi:
- Thầy nhà ngươi dạy chúng như thế nào?
- Thưa, Thầy thường dạy chúng trụ tâm quán tĩnh, ngồi mãi không không nằm.
Sư bảo:
- Trụ tâm quán tĩnh là bệnh chẳng phải thiền. Ngồi mãi bó thân, đối lý chả có ích gì.
Hãy nghe kệ ta:
Đang sống ngồi không nằm
Chết rồi nằm không ngồi
Một đống đầu xương thối
Làm sao lập công tội.
Chí Thành lại lạy và thưa:
- Đệ tử ở với Tú Đại Sư, chín năm học đạo mà chưa khế ngộ được, nay nghe Hòa Thượng nói một lần liền khế ngộ bản tâm. Đệ tử vì việc lớn sanh tử, mong Hòa Thượng từ bi chỉ đạy thêm cho.
Sư bảo:
- Ta nghe nói Thầy của nhà ngươi dạy pháp Giới-Định-Huệ cho mọi người, nhưng ta chưa rõ cái Hành tướng của Giới-Định-Tuệ như thế nào? Nói cho ta nghe coi.
Thành thưa:
- Tú Đại Sư dạy rằng: Các điều ác không làm là Giới, các điều lành vâng làm là Tuệ, tự sạch tâm ý mình là Định, Ngài dạy như vậy chẳng rõ Hòa Thượng dùng pháp gì để dạy mọi người?
Sư nói:
- Nếu bảo rằng ta có pháp để trao cho người, thì ra ta nói dối với nhà ngươi, nhưng ta chỉ tùy theo chỗ bị trói buộc mà mở trói, tạm gọi là Tam muội. Theo như những điều dạy của Thầy nhà ngươi về Giới-Định-Tuệ thì thật là bất khả tư nghị, nhưng cái thấy của Ta về Giới-Định-Tuệ lại khác.
Chí Thành thưa:
- Giới Định Tuệ chỉ có một thứ, sao lại khác được?
Sư dạy:
- Giới-Định-Tuệ của Thầy nhà ngươi dạy chỉ để tiếp độ người Đại thừa, còn Giới Định Tuệ của ta dạy là để tiếp độ những bậc Tối thượng thừa. Sở dĩ ngộ giải chẳng đồng vì kiến giải có chậm có nhanh. Nhà ngươi nghe ta nói có giống với Thầy nhà ngươi không? Ta nói pháp không rời tự tánh, nếu lìa bản thể mà nói pháp, tức chỉ nói đến hiện tượng, còn tự tánh thì vẫn mê, phải biết rằng tất cả muôn pháp đều tự tánh khởi lên hiện tượng tác dụng, đó là pháp Giới-Định-Tuệ chân thật.
Hãy nghe bài kệ của Ta:
Tâm địa không tà là Giới tự tánh
Tâm địa không mê là Tuệ tự tánh
Tâm địa không loạn là Định tự tánh
Không thêm không bớt là kim cương
Thân đến hay đi là Tam muội.
Chí Thành nghe kệ hối lỗi, tạ ơn và trình một bài kệ:
Năm uẩn là thân huyễn
Huyễn nào có cứu cánh
Quay về với chân như
Pháp lạit hành bất tịnh.
Sư khen phải, lại bảo Chí Thành:
- Giới Định Tuệ của Thầy nhà ngươi để khuyến hóa những người căn cơ thấp, Giới Định Tuệ của Ta dùng để khuyến hóa người căn trí lớn. Nếu ngộ được tự tánh rồi thì Bồ Đề Niết Bàn cũng chẳng cần lập, giải thoát tri kiến cũng chẳng lập, không có một pháp nào có thể nắm bắt được, khi đó mới có thể kiến lập nên vạn pháp. Nếu hiểu được ý này, thì cũng gọi là thân Phật, cũng gọi là Bồ Đề Niết Bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người thấy tánh, lập cũng được, không lập cũng được, đến đi tự do, không vướng không ngại, theo dụng mà làm, theo lời mà đáp, thấy hóa thân khắp cả mọi nơi mà không lìa tự tánh, do đó đạt được thần không du hí tam muội, đó gọi là thấy tánh.
Chí Thành lại thưa:
- Không lập nghĩa là gì?
Sư đáp:
- Tự tánh không sai quấy, không u mê, không loạn động, dùng trí tuệ xem xét soi chiếu trong từng niệm một, thường xa lìa mọi hiện tướng, tự do tự tại ngang dọc thông suốt thì cần gì phải lập? Tự tánh tự ngộ, ngộ liền tu liền, không thể từ từ, cho nên không lập bất cứ pháp nào cả. Các pháp vốn tịch diệt làm gì có thứ tự.
Chí thành đảnh lễ, xin hầu hạ sớm tối không dám trễ nãi. (Thành là người Thái Hòa, Cát Châu).
Tăng Chí Triệt
Tăng Chí Triệt người Giang Tây, họ Trương tên là Hành Xương, thiếu niên là hiệp sĩ. Từ khi Nam Bắc phân hóa, tuy hai vị Tông chủ không còn nhân ngã, nhưng đồ chúng ý niệm yêu ghét vẫn khởi lên. Lúc ấy môn hạ Bắc Tông tự lập Tú Sư lên làm Tổ thứ 6, sợ rằng chuyện Tổ Sư truyền y bát sẽ làm thiên hạ nghe, bèn sai Hành Xương đến ám sát Sư (Lục Tổ) Sư nhờ được tâm thông biết trước việc này, bèn đặt sẵn 10 lạng vàng nơi chỗ ngồi. Chờ đêm đến, Hành Xương đột nhập vào phòng Tổ toan hại, thì sư đã đưa cổ ra, Hành Xương chém ba lần không được. Sư nói:
- Gươm chánh không làm chuyện tà, gươm tà không hại được người chánh. Ta chỉ nợ nhà ngươi vàng chứ không nợ mạng sống.
Hành Xương kinh hãi té xỉu hồi lâu mới tỉnh lại, cầu xin sám hối về việc vừa làm, và phát nguyên xuất gia. Sư cho vàng và bảo:
- Nhà ngươi hãy đi đi đã, sợ rằng đồ chúng ta trở lại hại nhà ngươi đó. Một ngày nào đó nhà ngươi thay hình đổi dạng đến đây, ta sẽ độ cho.
Hành Xương vâng lệnh trốn đi, sau đó xuất gia làm tăng, giới hạnh đầy đủ, tu hành tinh tiến. Một hôm nhớ lời Sư dặn, từ xa đến làm lễ, Sư bảo:
- Ta chờ nhà ngươi lâu nay, sao đến chậm thế?
Thưa:
- Con đã nhờ ơn Hòa Thượng tha tội, nay cho dù xuất gia khổ hạnh, nhưng suốt đời vẫn khó báo đáp được ân đức. Chỉ còn có cách truyền pháp độ sanh thì may ra đền đáp được phần nào. Đệ tử thường xem kinh Niết Bàn mà chưa hiểu được nghĩa "Thường" và "Vô thường". Xin Hòa Thượng từ bi vì con mà giải thích sơ lược cho.
Sư dạy:
- Vô thường là Phật tánh, thường là cái tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác.
Thưa:
- Hòa Thượng dạy trái ngược với văn kinh quá!
Sư bảo:
- Ta truyền Tâm ấn Phật, đâu dám trái với kinh Phật.
Thưa:
- Kinh nói Phật tánh là thường. Hòa Thượng lại dạy là vô thường, còn các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ đề, kinh nói đều là vô thường, Hòa thượng lại dạy là thường. Điều này trái ngược nhau, làm cho người học càng thêm nghi hoặc.
Sư bảo:
- Kinh Niết Bàn ngày xưa ta đã nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần, rồi giảng nói cho vô không một chữ một nghĩa nào không hợp với văn kinh và cả nay đối với nhà ngươi cũng vậy, ta hoàn toàn không nói khác đi.
Thưa:
- Sức hiểu biết của con nông cạn hời hợt, xin Hòa Thượng chỉ bày cho con được rõ.
Sư dạy:
- Nhà ngươi biết không, Phật tánh nếu là thường thì dù có nói ra bao nhiêu pháp thiện ác cho đến cùng kiếp đi nữa, thì cũng không có một người nào phát tâm Bồ đề. Cho nên ta nói vô thường chính là đạo chân thường Phật nói đó. Còn tất cả các pháp nếu là vô thường thì mỗi vật đều có tự tánh dung nạp sanh tử, vì thế tánh chân thường có chỗ chẳng lưu thông khắp được, cho nên ta nói thường chính là nghĩa chân vô thường Phật nói đó. Phật vì phàm phu ngoại đạo chấp tà thường các hàng nhị thừa chấp vô thường cộng lại thành 8 thứ chấp mâu thuẫn nhau. Cho nên trong giáo lý liễu nghĩa của kinh Niết Bàn Đức Phật thuyết minh chân thường chân lạc, chân ngã, chân tịnh để đả phá những cái thấy một bên của họ. Nay nhà ngươi cứ bám chặt vào lời văn nên phản bội lại nghĩa lý, chấp đoạn diệt là vô thường, và sự cố định là thường do đó hiểu lầm lời dạy viên mãn vi diệu tối hậu của Phật. Như thế dù có xem đến một ngàn lần cũng chả có ích gì.
Hành Xương chợt đại ngộ, trình kệ rằng:
- Giới Định Tuệ của Thầy nhà ngươi để khuyến hóa những người căn cơ thấp, Giới Định Tuệ của Ta dùng để khuyến hóa người căn trí lớn. Nếu ngộ được tự tánh rồi thì Bồ Đề Niết Bàn cũng chẳng cần lập, giải thoát tri kiến cũng chẳng lập, không có một pháp nào có thể nắm bắt được, khi đó mới có thể kiến lập nên vạn pháp. Nếu hiểu được ý này, thì cũng gọi là thân Phật, cũng gọi là Bồ Đề Niết Bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người thấy tánh, lập cũng được, không lập cũng được, đến đi tự do, không vướng không ngại, theo dụng mà làm, theo lời mà đáp, thấy hóa thân khắp cả mọi nơi mà không lìa tự tánh, do đó đạt được thần không du hí tam muội, đó gọi là thấy tánh.
Chí Thành lại thưa:
- Không lập nghĩa là gì?
Sư đáp:
- Tự tánh không sai quấy, không u mê, không loạn động, dùng trí tuệ xem xét soi chiếu trong từng niệm một, thường xa lìa mọi hiện tướng, tự do tự tại ngang dọc thông suốt thì cần gì phải lập? Tự tánh tự ngộ, ngộ liền tu liền, không thể từ từ, cho nên không lập bất cứ pháp nào cả. Các pháp vốn tịch diệt làm gì có thứ tự.
Chí thành đảnh lễ, xin hầu hạ sớm tối không dám trễ nãi. (Thành là người Thái Hòa, Cát Châu).
Tăng Chí Triệt
Tăng Chí Triệt người Giang Tây, họ Trương tên là Hành Xương, thiếu niên là hiệp sĩ. Từ khi Nam Bắc phân hóa, tuy hai vị Tông chủ không còn nhân ngã, nhưng đồ chúng ý niệm yêu ghét vẫn khởi lên. Lúc ấy môn hạ Bắc Tông tự lập Tú Sư lên làm Tổ thứ 6, sợ rằng chuyện Tổ Sư truyền y bát sẽ làm thiên hạ nghe, bèn sai Hành Xương đến ám sát Sư (Lục Tổ) Sư nhờ được tâm thông biết trước việc này, bèn đặt sẵn 10 lạng vàng nơi chỗ ngồi. Chờ đêm đến, Hành Xương đột nhập vào phòng Tổ toan hại, thì sư đã đưa cổ ra, Hành Xương chém ba lần không được. Sư nói:
- Gươm chánh không làm chuyện tà, gươm tà không hại được người chánh. Ta chỉ nợ nhà ngươi vàng chứ không nợ mạng sống.
Hành Xương kinh hãi té xỉu hồi lâu mới tỉnh lại, cầu xin sám hối về việc vừa làm, và phát nguyên xuất gia. Sư cho vàng và bảo:
- Nhà ngươi hãy đi đi đã, sợ rằng đồ chúng ta trở lại hại nhà ngươi đó. Một ngày nào đó nhà ngươi thay hình đổi dạng đến đây, ta sẽ độ cho.
Hành Xương vâng lệnh trốn đi, sau đó xuất gia làm tăng, giới hạnh đầy đủ, tu hành tinh tiến. Một hôm nhớ lời Sư dặn, từ xa đến làm lễ, Sư bảo:
- Ta chờ nhà ngươi lâu nay, sao đến chậm thế?
Thưa:
- Con đã nhờ ơn Hòa Thượng tha tội, nay cho dù xuất gia khổ hạnh, nhưng suốt đời vẫn khó báo đáp được ân đức. Chỉ còn có cách truyền pháp độ sanh thì may ra đền đáp được phần nào. Đệ tử thường xem kinh Niết Bàn mà chưa hiểu được nghĩa "Thường" và "Vô thường". Xin Hòa Thượng từ bi vì con mà giải thích sơ lược cho.
Sư dạy:
- Vô thường là Phật tánh, thường là cái tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác.
Thưa:
- Hòa Thượng dạy trái ngược với văn kinh quá!
Sư bảo:
- Ta truyền Tâm ấn Phật, đâu dám trái với kinh Phật.
Thưa:
- Kinh nói Phật tánh là thường. Hòa Thượng lại dạy là vô thường, còn các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ đề, kinh nói đều là vô thường, Hòa thượng lại dạy là thường. Điều này trái ngược nhau, làm cho người học càng thêm nghi hoặc.
Sư bảo:
- Kinh Niết Bàn ngày xưa ta đã nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần, rồi giảng nói cho vô không một chữ một nghĩa nào không hợp với văn kinh và cả nay đối với nhà ngươi cũng vậy, ta hoàn toàn không nói khác đi.
Thưa:
- Sức hiểu biết của con nông cạn hời hợt, xin Hòa Thượng chỉ bày cho con được rõ.
Sư dạy:
- Nhà ngươi biết không, Phật tánh nếu là thường thì dù có nói ra bao nhiêu pháp thiện ác cho đến cùng kiếp đi nữa, thì cũng không có một người nào phát tâm Bồ đề. Cho nên ta nói vô thường chính là đạo chân thường Phật nói đó. Còn tất cả các pháp nếu là vô thường thì mỗi vật đều có tự tánh dung nạp sanh tử, vì thế tánh chân thường có chỗ chẳng lưu thông khắp được, cho nên ta nói thường chính là nghĩa chân vô thường Phật nói đó. Phật vì phàm phu ngoại đạo chấp tà thường các hàng nhị thừa chấp vô thường cộng lại thành 8 thứ chấp mâu thuẫn nhau. Cho nên trong giáo lý liễu nghĩa của kinh Niết Bàn Đức Phật thuyết minh chân thường chân lạc, chân ngã, chân tịnh để đả phá những cái thấy một bên của họ. Nay nhà ngươi cứ bám chặt vào lời văn nên phản bội lại nghĩa lý, chấp đoạn diệt là vô thường, và sự cố định là thường do đó hiểu lầm lời dạy viên mãn vi diệu tối hậu của Phật. Như thế dù có xem đến một ngàn lần cũng chả có ích gì.
Hành Xương chợt đại ngộ, trình kệ rằng:
Vì chấp tâm vô thường
Phật dạy tánh là thường
Không biết là phương tiện
Như nhặt sỏi hồ xuân
Nay tôi không phí sức
Phật tánh lại hiện tiền
Không phải Sư trao lại
Tôi cũng không chỗ được.
Sư dạy:
- Nay nhà ngươi đã thấu triệt rồi, nên gọi là Chí Triệt. Chí Triệt lễ tạ rồi lui.
* *
*
Thần Hội là một đồng tử, con nhà họ Cao ở Tương Dương, năm 13 tuổi từ Ngọc Tuyền đến tham lễ. Sư hỏi:
- Tri thức từ xa đến đây khó nhọc, vậy có đem được cái gốc đến không? Nếu có gốc thì biết được chủ. Hãy thử nói coi!
Hội thưa:
- Vô trú là gốc, thấy là chủ
Sư dạy:
- Sa di này háo thắng, ăn nói bướng bỉnh.
Hội hỏi:
- Hòa Thượng ngồi thiền thấy hay không?
Tổ dùng gậy đánh cho 3 hèo và hỏi:
- Ta đánh con có đau hay không?
Thưa:
- Cũng đau cũng chẳng đau
Sư nói:
- Ta cũng thấy cũng chẳng thấy
Thần Hội thưa:
- Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?
Sư đáp:
- Cái thấy của ta là thường thấy lỗi lầm nơi tự tâm, mà chẳng thấy cái tốt xấu của kẻ khác, vì vậy nên nói cũng thấy cũng chẳng thấy. Còn con nói đau cũng chẳng đau là thế nào? Con, nếu chẳng đau thì khác gì gỗ đá, nếu đau thì cũng như phàm phu và cũng sẽ khởi lên tâm sân hận. Con bảo: thấy, chẳng thấy là nhị biên; đau, chẳng đau là sanh diệt. Con đã chẳng thấy tự tánh của con mà còn dám đùa người.
Thần Hội đảnh lễ sám hối tạ lỗi.
Sư lại dạy:
- Con, nếu tâm mê chẳng thấy thì phải hỏi thiện tri thức tìm đường cho. Nếu tâm đã ngộ, thì đã thấy tự tánh rồi, và cứ theo pháp mà tu hành. Con đã mê chẳng thấy tự tâm mà còn đến đây hỏi ta thấy với chẳng thấy. Ta, nếu thấy thì tự biết, đâu cần phải đem cái mê của con để thay thế được. Con, nếu tự thấy thì cũng chẳng cần phải đem cái mê của ta để thay thế. Sao không tự biết tự thấy, lại đi hỏi ta thấy với chẳng thấy?
Thần Hội lại lễ thêm 100 lễ nữa, cầu xin tha thứ lỗi lầm. Từ đó siêng năng hầu hạ Tổ Sư không rời.
Một hôm, Tổ bảo chúng rằng:
- Ta có một vật không đầu, không đuôi, không tên, không chữ, không lưng không mặt, các ngươi có biết không?
Thần Hội bước ra thưa:
- Đó là bản nguyên của Chư Phật, Phật tánh của Thần Hội.
Sư dạy:
- Ta đã bảo với con rằng không tên không chữ sao con còn gọi là bản nguyên, Phật tánh. Như vậy con chỉ lấy cỏ để che đầu mà đi, cũng chỉ là một tên tông đồ biết kiết giải giỏi mà thôi. Sau khi Tổ Sư tịch, Hội vào đất Kinh Lạc hoằng dương pháp đốn giáo Tào Khê rộng rãi, viết ra bộ Hiển tông ký, thịnh hành ở đời. (Đó là Hà Trạch thiền sư).
Sư thấy phần nhiều những người trong các Tông phái, tu tập tại giảng đường thường đưa ra những vấn nạn mang tính ác ý với nhau. Sư thương xót dạy rằng:
- Người học đạo phải đoạn trừ tất cả những ý niệm về thiện ác, không có cái tên nào có thể gọi là tên đối với tự tánh. Chỉ có tánh không hai mới gọi là thật tánh. Từ nơi thật tánh đó xây dựng tất cả giáo môn. Ngay nơi lời này mà tự thấy.
Mọi người nghe dạy xong, đều đảnh lễ và nguyện thờ làm Thầy.
- Nay nhà ngươi đã thấu triệt rồi, nên gọi là Chí Triệt. Chí Triệt lễ tạ rồi lui.
* *
*
Thần Hội là một đồng tử, con nhà họ Cao ở Tương Dương, năm 13 tuổi từ Ngọc Tuyền đến tham lễ. Sư hỏi:
- Tri thức từ xa đến đây khó nhọc, vậy có đem được cái gốc đến không? Nếu có gốc thì biết được chủ. Hãy thử nói coi!
Hội thưa:
- Vô trú là gốc, thấy là chủ
Sư dạy:
- Sa di này háo thắng, ăn nói bướng bỉnh.
Hội hỏi:
- Hòa Thượng ngồi thiền thấy hay không?
Tổ dùng gậy đánh cho 3 hèo và hỏi:
- Ta đánh con có đau hay không?
Thưa:
- Cũng đau cũng chẳng đau
Sư nói:
- Ta cũng thấy cũng chẳng thấy
Thần Hội thưa:
- Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?
Sư đáp:
- Cái thấy của ta là thường thấy lỗi lầm nơi tự tâm, mà chẳng thấy cái tốt xấu của kẻ khác, vì vậy nên nói cũng thấy cũng chẳng thấy. Còn con nói đau cũng chẳng đau là thế nào? Con, nếu chẳng đau thì khác gì gỗ đá, nếu đau thì cũng như phàm phu và cũng sẽ khởi lên tâm sân hận. Con bảo: thấy, chẳng thấy là nhị biên; đau, chẳng đau là sanh diệt. Con đã chẳng thấy tự tánh của con mà còn dám đùa người.
Thần Hội đảnh lễ sám hối tạ lỗi.
Sư lại dạy:
- Con, nếu tâm mê chẳng thấy thì phải hỏi thiện tri thức tìm đường cho. Nếu tâm đã ngộ, thì đã thấy tự tánh rồi, và cứ theo pháp mà tu hành. Con đã mê chẳng thấy tự tâm mà còn đến đây hỏi ta thấy với chẳng thấy. Ta, nếu thấy thì tự biết, đâu cần phải đem cái mê của con để thay thế được. Con, nếu tự thấy thì cũng chẳng cần phải đem cái mê của ta để thay thế. Sao không tự biết tự thấy, lại đi hỏi ta thấy với chẳng thấy?
Thần Hội lại lễ thêm 100 lễ nữa, cầu xin tha thứ lỗi lầm. Từ đó siêng năng hầu hạ Tổ Sư không rời.
Một hôm, Tổ bảo chúng rằng:
- Ta có một vật không đầu, không đuôi, không tên, không chữ, không lưng không mặt, các ngươi có biết không?
Thần Hội bước ra thưa:
- Đó là bản nguyên của Chư Phật, Phật tánh của Thần Hội.
Sư dạy:
- Ta đã bảo với con rằng không tên không chữ sao con còn gọi là bản nguyên, Phật tánh. Như vậy con chỉ lấy cỏ để che đầu mà đi, cũng chỉ là một tên tông đồ biết kiết giải giỏi mà thôi. Sau khi Tổ Sư tịch, Hội vào đất Kinh Lạc hoằng dương pháp đốn giáo Tào Khê rộng rãi, viết ra bộ Hiển tông ký, thịnh hành ở đời. (Đó là Hà Trạch thiền sư).
Sư thấy phần nhiều những người trong các Tông phái, tu tập tại giảng đường thường đưa ra những vấn nạn mang tính ác ý với nhau. Sư thương xót dạy rằng:
- Người học đạo phải đoạn trừ tất cả những ý niệm về thiện ác, không có cái tên nào có thể gọi là tên đối với tự tánh. Chỉ có tánh không hai mới gọi là thật tánh. Từ nơi thật tánh đó xây dựng tất cả giáo môn. Ngay nơi lời này mà tự thấy.
Mọi người nghe dạy xong, đều đảnh lễ và nguyện thờ làm Thầy.
0 nhận xét