[83c1] KINH 331. THẬM THÂM[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà nơi thành Vương Xá. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Ta đã vượt nghi, dứt trừ do dự, nhổ sạch gai tà kiến, không còn thối chuyển, tâm không chấp trước nữa, nơi nào có ngã? Ta vì các Tỳ-kheo thuyết pháp, Ta vì các Tỳ-kheo nói pháp tùy thuận duyên khởi, tương ưng với Không xuất thế của bậc Hiền Thánh. Nghĩa là cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; là duyên vô minh nên có hành, duyên hành nên có thức, duyên thức nên có danh sắc, duyên danh sắc nên có sáu xứ[2] xứ, duyên sáu xứ xứ nên có xúc, duyên xúc nên có thọ, duyên thọ nên có ái, duyên ái nên có thủ, duyên thủ nên có hữu, duyên hữu nên có sanh, duyên sanh nên có lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ, và tụ tập khối lớn thuần khổ như vậy, (chi tiết…) cho đến, khối lớn thuần khổ như vậy bị diệt.
“Thuyết pháp như vậy, nhưng Tỳ-kheo kia vẫn còn hoài nghi, còn phân vân. Trước kia chẳng đắc mà tưởng đắc, chẳng đạt mà tưởng đạt, chẳng chứng mà tưởng chứng; ngày nay nghe pháp xong tâm sanh lo rầu, hối tiếc, mê mờ, chướng ngại. Vì sao? Vì đây là chỗ sâu xa, tức là pháp duyên khởi càng sâu xa, khó thấy gấp bội lên. Nghĩa là khi lìa tất cả thủ, ái tận, vô dục, và tịch tịnh, Niết-bàn. Như hai pháp này, là pháp hữu vi và vô vi. Hữu vi, hoặc sanh. hoặc trụ, hoặc dị, hoặc diệt. Vô vi, là chẳng sanh, chẳng trụ, chẳng dị, chẳng diệt. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là các hành khổ tịch diệt, Niết-bàn. Nhân tập nên có khổ tập; nhân diệt nên khổ diệt; cắt đứt các nẻo, diệt hẳn tương tục, tương tục diệt[3]. Đây gọi là khổ biên. Này các Tỳ-kheo, cái gì diệt? Đó là khổ hữu dư. Cái ấy nếu diệt, tĩnh chỉ, thanh lương, tịch tĩnh, có nghĩa là đã diệt hết tất cả thủ, ái tận, vô dục, tịch tịnh, Niết-bàn.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 332. NGU SI HIỆT HUỆ[4]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà nơi thành Vương Xá. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Kẻ phàm phu ngu si không học bị vô minh che lấp, ái duyên ràng buộc, nên có được thức này. Bên trong thân có thức này, ngoài thân có danh sắc; hai nhân duyên này sanh ra xúc. Sáu xúc xứ[5] này được xúc chạm, phàm phu ngu si không học cảm nghiệm các cảm thọ khổ lạc, nhân đây khởi lên các thứ sai biệt. Những gì là sáu? Nhãn xúc nhập xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nhập xứ.
“Người có trí thông bác, bị vô minh che mờ, ái duyên ràng buộc nên có được thân có thức này. Như vậy, bên trong thân có thức, bên ngoài thân [84a] có danh sắc; hai duyên này sanh ra sáu xúc nhập xứ. Bị xúc chạm bởi sáu xúc, đối người trí cảm nghiệm các cảm thọ khổ và lạc, nhân đây khởi lên những thứ sai biệt. Những gì là sáu? Nhãn xúc nhập xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nhập xứ.
“Người ngu tối, và người trí tuệ, hai hạng người này ở nơi Ta tu các phạm hạnh, có cái gì sai khác không?”
Các Tỳ-kheo bạch phật:
“Thế Tôn là căn bản của pháp, là con mắt pháp, là sở y của pháp. Lành thay! Bạch Thế Tôn, cúi xin diễn nói, các Tỳ-kheo sau khi nghe xong, sẽ lãnh thọ, và thực hành.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo :
“Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà nói.
“Này các Tỳ-kheo, đối với kẻ phàm phu ngu si không học vì bị vô minh che khuất, ái duyên ràng buộc, nên có được thân có thức này. Kia vô minh chẳng dứt, ái duyên chẳng hết, nên sau khi chết rồi lại tái sanh. Vì trở lại thọ thân nên không được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ. Vì sao? Vì kẻ phàm phu ngu si vốn chẳng tu phạm hạnh, chân chánh hướng đến dứt sạch khổ, tận cùng của khổ biên, nên người này sau khi chết trở lại tái sanh. Bởi thọ thân trở lại nên không giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ.
“Người trí tuệ vì bị vô minh che khuất, ái duyên ràng buộc, nên có được thân có thức này. Kia vô minh dứt trừ, ái duyên hết sạch. Do vô minh dứt trừ, ái duyên hết sạch, nên sau khi chết không còn tái sanh nữa. Vì chẳng thọ sanh trở lại nên giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Vì sao? Vì người này trước đây đã tu phạm hạnh, chân chánh hướng đến dứt sạch khổ, tận cùng của khổ biên, nên người này sau khi chết không tái sanh trở lại. Bởi không thọ thân nên giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ. Đó là chỗ sai khác giữa phàm phu và người trí tuệ khi họ ở nơi Ta tu các phạm hạnh.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 333. PHI NHỬ SỞ HỮU[6]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà nơi thành Vương Xá. Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Thân này chẳng phải sở hữu của các ngươi, chẳng phải là sở hữu của người khác. Nghĩa là sáu xúc nhập xứ, vốn do ước nguyện mà tu hành trước kia[7] nên thọ được thân này. Những gì là sáu? Nhãn xúc nhập xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nhập xứ. Đa văn Thánh đệ tử đối với các duyên khởi mà khéo tư duy, quán sát chân chánh là có sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân này. Nghĩa là vì cái này có nên sẽ có sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, [84b] khổ trong tương lai, tập khởi khối lớn thuần khổ như vậy. Đó gọi là có nhân có duyên để tập khởi thế gian. Trái lại, nếu cái này không, sáu thức thân không, và sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân cũng không. Nghĩa là vì cái này không, nên không có sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ trong tương lai, và khối lớn thuần khổ cũng diệt.
“Đa văn Thánh đệ tử , nếu đối với sự tập khởi của thế gian, sự diệt tận của thế gian mà chánh trí như thật, khéo léo thấy, khéo tỉnh giác, khéo thể nhập, đó gọi là Thánh đệ tử chiêu cảm được pháp lành này, đạt được pháp lành này, biết pháp lành này, nhập pháp lành này; giác ngộ biết, giác ngộ thấy được sự sanh diệt của thế gian; thành tựu được sự xuất ly của Hiền Thánh, dứt sạch khổ, đạt đến tận cùng của khổ biên một cách chân chánh. Vì sao? Đa văn Thánh đệ tử đã biết như thật về sự tập khởi của thế gian, về sự diệt tận của thế gian, nên khéo thấy, khéo tỉnh giác, khéo thể nhập.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 334. NHÂN DUYÊN[8]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà nơi thành Vương Xá. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo :
“Thế nào là pháp duyên khởi[10]? Cái này có nên cái kia có, như duyên vô minh nên có hành, duyên hành nên có thức, cho đến, tập khởi khối lớn thuần khổ như vậy.
“Thế nào là pháp duyên sanh[11]? Là vô minh, hành,... Dù Phật có xuất hiện hay chưa xuất hiện ở thế gian thì pháp này vẫn thường trụ, pháp trụ, pháp giới[12]. Pháp này Như Lai đã tự giác tri, thành Đẳng chánh giác, vì người diễn nói, chỉ dạy, hiển bày; rằng: Duyên vô minh có hành, cho đến, duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ.
“Dù Phật có xuất hiện hay chưa xuất hiện ở thế gian thì pháp này vẫn thường trụ, pháp trụ, pháp giới. Pháp này Như Lai đã tự giác tri, thành Đẳng chánh giác, vì người diễn nói, chỉ dạy, hiển bày; rằng: duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ.
“Các pháp này pháp trụ, pháp không[13], pháp như, pháp nhĩ, pháp chẳng lìa như, pháp chẳng khác như, chân đế, chân thật, không điên đảo, tùy thuận duyên khởi như vậy, đó gọi là pháp duyên sanh[14]. Tức là: vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Đó gọi là pháp duyên sanh.
“Đa văn Thánh đệ tử đối với pháp duyên khởi và pháp duyên sanh này bằng chánh tri mà thấy rõ như thật, không truy tìm về đời trước[15] mà nói rằng: ‘Tôi trong đời quá khứ hoặc có, hay không có? Tôi trong quá khứ là loài gì, tôi trong quá khứ như thế nào?’[16] Không truy tìm tương lai mà nói rằng: ‘Tôi ở đời vị lai hoặc có, hay [84c] không có? Tôi là loài gì, tôi sẽ như thế nào?’ Bên trong chẳng do dự[17]: ‘Đây là những thứ gì? Tại sao có cái này? Trước đây chúng là cái gì? Sau này chúng sẽ là cái gì? Chúng sanh này từ đâu đến? Ở đây mất rồi sẽ đi về đâu ?’[18]
“Nếu các Sa-môn, Bà-la-môn nào khởi các kết sử kiến[19] phàm tục, tức là, kết sử của ngã kiến, kết sử của chúng sanh, kết sử của thọ mệnh, hoặc kết sử của kiến chấp cữ kiêng tốt xấu[20]. Khi tất cả những điều đó được đoạn tận, được biến tri, cắt đứt gốc rễ, như chặt ngọn cây đa-la, ở đời vị lai thành pháp bất sanh.[21] Đó gọi là đa văn Thánh đệ tử đối với pháp duyên khởi và pháp duyên sanh bằng chánh trí mà như thật khéo thấy, khéo tỉnh giác, khéo tu tập, khéo thể nhập.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 335. ĐẠI KHÔNG PHÁP[22]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại xóm Điều ngưu, Câu-lưu-sấu. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Ta sẽ vì các ngươi nói pháp, khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuối cùng đều thiện; thiện nghĩa, thiện vị, thuần nhất thanh tịnh, phạm hạnh thanh bạch; đó gọi là kinh Đại không pháp. Các Tỳ-kheo hãy lắng nghe, khéo tư duy. Ta sẽ vì các ngươi mà nói.
“Thế nào là kinh Đại Không Pháp? Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là duyên vô minh nên có hành, duyên hành nên có thức,… cho đến tụ tập khối lớn thuần khổ.
“Vì duyên sanh nên có già chết. Nếu có người hỏi: ‘Ai già chết, già chết thuộc về ai?’ Người ấy sẽ được trả lời: ‘Ngã chính là già chết; ở đây già chết thuộc về ngã, già chết là ngã.’ Điều được nói rằng: ‘Mệnh tức là thân,’ hoặc nói ‘mệnh khác, thân khác,’ thì đây chỉ có một nghĩa mà lại nói có nhiều lọai. Nếu thấy nói ‘mệnh tức là thân’, phạm hạnh này không có. Hoặc quan niệm rằng ‘mệnh khác, thân khác,’ thì phạm hạnh này cũng không có. Đối với hai cực đoan này, tâm chẳng theo bên nào, mà chân chánh hướng trung đạo. Chánh kiến Hiền Thánh xuất thế, chân thật không điên đảo, là thấy rằng duyên sanh nên có già chết…
“Cũng vậy sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu xứ xứ, danh sắc, thức, hành; do duyên vô minh nên có hành. Nếu lại hỏi: ‘Cái gì là hành, hành thuộc về ai?’ Người này sẽ được trả lời: ‘Hành là ngã, hành là sở thuộc của ngã.’ Điều được nói rằng: ‘Mệnh tức là thân,’ hoặc nói ‘mệnh khác, thân khác,’ thì đây chỉ có một nghĩa mà lại nói có nhiều loại. Nếu quan niệm rằng ‘mệnh tức là thân’, phạm hạnh này không có. Hoặc lại thấy nói ‘mệnh khác, thân khác,’ thì phạm hạnh này cũng không có. Đối với hai bên cực đoan này, tâm chẳng theo bên nào, mà chân chánh hướng trung đạo. Chánh kiến Hiền Thánh xuất thế, chân thật [85a] không điên đảo, là thấy rằng vô minh duyên hành. Tỳ-kheo ly nhiễm đối với vô minh mà sanh minh, còn ai già chết, già chết thuộc về ai? Khi già chết đã dứt trừ, biết là đã dứt hẳn cội gốc của nó, như chặt ngọn cây đa-la, đời vị lai không thể tái sanh.
“Tỳ-kheo ly nhiễm đối với vô minh mà sanh minh, còn ai sanh, sự sanh thuộc về ai, cho đến ai hành, hành thuộc về ai? Khi hành đã chắc chắn dứt trừ, biết là đã dứt cội gốc của nó, như chặt ngọn cây đa-la, đời sau không thể tái sanh.
“Tỳ-kheo ly nhiễm đối với vô minh mà sanh minh, thời khi vô minh này diệt thì hành cũng diệt, cho đến khối lớn thuần khổ này cũng bị diệt. Đó gọi là kinh Đại Không Pháp.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 336. PHÁP THUYẾT NGHĨA THUYẾT[23]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại xóm Điều ngưu, Câu-lưu-sấu. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ thuyết pháp, thuyết nghĩa[24] về pháp duyên khởi, các ngươi hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ngươi mà nói.
“Thế nào là thuyết pháp về pháp duyên khởi? Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi. Tức là do duyên vô minh nên có hành… cho đến một khối lớn thuần khổ. Đó gọi là pháp thuyết về pháp duyên khởi.
“Thế nào là thuyết nghĩa? Tức là, duyên vô minh nên có hành; thế nào là vô minh? Chẳng biết tiền tế, chẳng biết hậu tế, chẳng biết cả tiền hậu tế; chẳng biết trong, chẳng biết ngoài, chẳng biết cả trong lẫn ngoài; chẳng biết nghiệp, chẳng biết báo, chẳng biết nghiệp báo; chẳng biết Phật, chẳng biết Pháp, chẳng biết Tăng; chẳng biết khổ, chẳng biết tập, chẳng biết diệt, chẳng biết đạo; chẳng biết nhân, chẳng biết pháp sanh khởi bởi nhân; chẳng biết thiện, bất thiện, có tội, không tội, tập, không tập; hoặc kém, hoặc hơn; nhiễm ô, hoặc thanh tịnh; phân biệt duyên khởi, tất cả đều chẳng biết; đối với sáu xúc nhập xứ không giác tri như thật, đối với các pháp này không thấy không biết, không hiện quán,[25] bị si ám, không có minh, tối mù mịt, đó gọi là vô minh.
“Duyên vô minh nên có hành; thế nào là hành? Hành gồm có thân hành, khẩu hành, ý hành.
“Duyên hành nên có thức; thế nào là thức? Có sáu thức thân: nhãn thức thân, nhĩ thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân.
“Duyên thức có danh sắc; thế nào là danh? Bốn uẩn vô sắc: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Thế nào là sắc? Bốn đại, [85b] sắc do bốn đại tạo thành, sắc này hợp cùng với danh đã nói ở trên, gọi là danh sắc.
“Duyên danh sắc nên có sáu nhập xứ; thế nào là sáu nhập xứ? Sáu nội nhập xứ; nhãn nhập xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhập xứ.
“Duyên sáu nhập xứ nên có xúc; thế nào là xúc? Có sáu xúc thân: nhãn xúc thân, nhĩ xúc thân, tỷ xúc thân, thiệt xúc thân, thân xúc thân, ý xúc thân.
“Duyên xúc nên có thọ; thế nào là thọ? Có ba thọ: Thọ khổ, thọ vui, thọ chẳng khổ chẳng vui.
“Duyên thọ nên có ái; thế nào là ái? Có ba ái: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái.
“Duyên ái nên có thủ; thế nào là thủ? Có bốn thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ.
“Duyên vào thủ nên có hữu; thế nào là hữu? Là ba hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
“Duyên hữu nên có sanh; thế nào là sanh? Nếu mỗi mỗi chúng sanh kia nơi mỗi mỗi chủng loại thân kia[26], siêu việt, hòa hợp, xuất sanh[27], thành tựu uẩn, thành tựu giới, thành tựu xứ, thành tựu căn. Đó gọi là sanh.
“Duyên sanh nên có già chết; thế nào là già? Như tóc bạc, đầu hói, da nhăn, các căn suy sụp, tay chân yếu ớt, lưng còm, đầu cúi, rên rỉ, hơi thở ngắn, mệt nhọc, chống gậy đi, thân thể đen sạm, tay chân nổ ban đốm, lú lẫn, làm việc gì cũng khó khăn, kém cỏi. Đó gọi là già. Thế nào là chết? Là mỗi mỗi chúng sanh kia nơi mỗi mỗi chủng loại thân kia chết đi, tuổi thọ chấm dứt, thân hoại, đổi dời, hơi ấm lìa thân, mệnh sống kết thúc, là đã đến lúc từ bỏ cái uẩn thân. Đó gọi là chết. Chết này cùng già đã nói trước, gọi chung là già chết. Đó là thuyết nghĩa duyên khởi.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 337. DUYÊN KHỞI PHÁP[28]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại xóm Điều ngưu, Câu-lưu-sấu. Bấy giờ có Tỳ-kheo đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ Phật, rồi ngồi xuống một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, pháp duyên khởi mà Thế Tôn nói, là do Thế Tôn tạo ra hay do người khác tạo ra?”
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Pháp duyên khởi chẳng phải do Ta tạo ra, cũng chẳng phải do người khác tạo ra. Nhưng dù Như Lai kia có xuất hiện hay chưa xuất hiện ở thế gian thì pháp giới này vẫn thường trụ. Như Lai tự giác ngộ pháp này, thành Đẳng Chánh Giác, vì tất cả chúng sanh mà phân biệt, diễn nói, chỉ dạy hiển bày; đó là: Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, tức là do duyên vô minh nên có hành,… cho đến tập khởi của khối lớn thuần khổ. Do vô minh diệt nên hành cũng diệt,… cho đến khối lớn thuần khổ cũng bị diệt.”
Phật [85c] nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 338. THA[29]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại xóm Điều ngưu, Câu-lưu-sấu. Bấy giờ có một Bà-la-môn đến chỗ Phật. Sau khi cùng đức Thế Tôn đón chào vui vẻ, ông ngồi qua một bên, bạch Phật:
Phật bảo Bà-la-môn :
“Ta nói điều này không khẳng định. Tự mình làm và tự mình cảm thọ, điều này không được khẳng định.[31]”
Bà-la-môn hỏi:
“Bạch Cù-đàm, người khác làm và người khác cảm thọ chăng?”
Phật bảo Bà-la-môn :
Bà-la-môn bạch Phật:
“Tôi hỏi, tự mình làm và tự mình cảm thọ chăng? Ngài đáp không khẳng định. Tôi hỏi, người khác làm và người khác cảm thọ chăng? Ngài đáp không khẳng định, nghĩa này như thế nào?”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Nếu nói tự mình làm và tự mình cảm thọ thì sẽ rơi vào thường kiến; nếu nói người khác làm và người khác cảm thọ thì sẽ rơi vào đoạn kiến. Thuyết nghĩa, thuyết pháp là lìa hai bên này, Ta thuyết pháp ở nơi trung đạo. Tức là nói rằng: ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, duyên vô minh nên có hành… cho đến tập khởi khối lớn thuần khổ. Nếu vô minh diệt thì hành diệt, cho đến việc khối lớn thuần khổ bị diệt.’”
KINH 339. CA-CHIÊN-DIÊN[33]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại nhà khách trong rừng sâu, xóm Na-lê[34]. Bấy giờ tôn già Tán-đà Ca-chiên-diên[35] đi đến chỗ Phật, đảnh lễ, ngồi qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, như Ngài nói ‘chánh kiến.’ Vậy thế nào là chánh kiến? Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn thi thiết chánh kiến?”
Phật bảo Tán-đà Ca-chiên-diên:
“Thế gian có hai sở y, hoặc có hoặc không, bị xúc chạm bởi thủ. Do bị xúc chạm bởi thủ nên hoặc y có hoặc y không. Nếu không có chấp thủ này vốn là kết sử hệ lụy của tâm và cảnh[36]; nếu không thủ, không trụ, không còn chấp ngã, khi khổ sinh là khổ sinh, khổ diệt là khổ diệt, đối với việc này không hoài nghi, không phân vân, không do người khác mà tự biết; đó gọi là chánh kiến. Đó gọi là chánh kiến do Như Lai thi thiết. Vì sao? Thế gian tập khởi, bằng chánh trí mà quán sát như thật, thế gian này không phải là không.[37] Thế gian diệt, bằng chánh trí mà thấy như thật, thế gian này không phải là có. Đó gọi là lìa hai bên, nói pháp theo trung đạo. Nghĩa là, ‘cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là, duyên vô minh nên có hành,… cho đến, [86a] một khối lớn thuần khổ. Do vô minh diệt nên hành diệt,… cho đến, khối lớn thuần khổ diệt.’”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên sau khi nghe những gì Phật đã dạy, chẳng khởi các lậu, tâm được giải thoát, thành A-la-hán.
Kinh 340. A-chi-la[38]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở núi Kỳ-xà-quật, thành Vương Xá. Bấy giờ vào lúc sáng sớm, đức Thế Tôn đắp y, mang bát ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào thành Vương Xá khất thực. Khi ấy, A-chi-la Ca-diếp[39] có chút việc đi ra khỏi thành Vương Xá, hướng về núi Kỳ-xà-quật. Từ xa trông thấy đức Phật, ông vội vàng đi đến, bạch Phật:
“Bạch Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, Ngài có rảnh để giải đáp cho không?”
Phật bảo Ca-diếp:
“Nay không phải là lúc để bàn luận. Ta đang vào thành khất thực. Chờ khi trở về, Ta sẽ nói cho Ông nghe.”
Đức Phật nói như vậy lần thứ hai.
Ca-diếp lại bạch lần thứ ba.
“Bạch Cù-đàm, sao lại làm khó tôi! Tại sao có sự khác biệt này?[40] Nay tôi có điều muốn hỏi, xin Ngài giải đáp cho.”[41]
Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
“Vậy thì tùy ý ông hỏi.”
A-chi-la Ca-diếp Bạch Phật:
“Bạch Cù-đàm, thế nào, khổ, lạc có phải do tự tác không?”
Phật đáp:
“Nói khổ, lạc do tự tác, điều này Ta không khẳng định.”
Ca-diếp lại hỏi:
“Bạch Cù-đàm, thế nào, khổ, lạc là do người khác làm ra chăng?”
Phật bảo Ca-diếp:
“Nói khổ do ngưới khác làm ra, điều này Ta cũng không khẳng định.”
Ca-diếp lại hỏi:
“Khổ, lạc do tự mình và người khác làm ra chăng?”
Phật bảo Ca-diếp:
“Nói khổ do tự mình và người khác làm ra, điều này Ta cũng không khẳng định.”
Ca-diếp lại hỏi:
“Bạch Cù-đàm, thế nào, khổ chẳng phải tự mình, chẳng phải người khác, vậy vô nhân tác chăng?”
Phật bảo Ca-diếp:
“Khổ chẳng phải tự, chẳng phải tha, vô nhân tác, điều này Ta cũng không khẳng định.”
Ca-diếp hỏi:
“Bạch Cù-đàm, thế nào, tôi hỏi khổ tự tác chăng, Ngài đáp không ký thuyết. Còn hỏi khổ tha tác, tự tha tác chăng, chẳng phải tự, tha, vô nhân tác chăng, Ngài cũng đáp là không ký thuyết. Vậy, nay không có cái khổ này chăng?”
Phật bảo Ca-diếp:
“Chẳng phải không có cái khổ này, mà thật có cái khổ này.”
Ca-diếp bạch Phật:
“Lành thay, Bạch Cù-đàm! Ngài nói có cái khổ này. Vậy xin vì tôi thuyết pháp khiến cho tôi biết khổ, thấy khổ.”
Phật bảo Ca-diếp:
“Nếu thọ tức là tự cảm thọ[42], Ta nói có thể nói khổ do tự tạo. Nếu thọ được cảm thọ bởi người khác, Ta nói là tha tạo. Nhưng nếu nói thọ, vừa tự thọ vừa cái khác cảm thọ rồi mang lại khổ, như thế thì tự làm vừa do người khác làm, nhưng Ta cũng chẳng nói như vậy. Hoặc chẳng phải nhân tự, tha, mà là vô nhân sinh ra khổ, Ta cũng chẳng nói như vậy. Như Lai thuyết pháp lìa các cực đoan này mà nói trung đạo; tức là ‘Cái này [86b] có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, nghĩa là duyên vô minh nên có hành,… cho đến khối lớn thuần khổ. Nếu vô minh diệt thì hành diệt,… cho đến khối lớn thuần khổ diệt.”
Phật nói kinh này xong, A-chi-la Ca-diếp liền lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Bấy giờ, A-chi-la Ca-diếp thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, vượt qua mọi hồ nghi, không do người khác mà biết, chẳng do người khác độ thoát, đối với chánh pháp luật, tâm được không sợ hãi.
Ca-diếp chấp tay bạch Phật:
“Thế Tôn, nay con đã được Phật hóa độ, từ hôm nay con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, suốt đời làm Ưu-bà-tắc, xin Ngài chứng tri cho con.”
A-chi-la Ca-diếp nghe Phật dạy xong, vui mừng, hài lòng làm lễ mà đi.
A-chi-la Ca-diếp sau khi từ giã Phật đi không lâu, bị một con nghé đực húc chết; lúc mạng chung các căn thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng.
Bấy giờ, Thế Tôn vào thành khất thực, lúc ấy cũng có nhiều Tỳ-kheo vào thành Vương Xá khất thực. Họ nghe đồn A-chi-la Ca-diếp được nghe pháp từ Thế Tôn; sau khi từ giã Phật chẳng bao lâu bị một con nghé đực húc chết. Khi mạng chung, các căn của ông thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng.
Các Tỳ-kheo khất thực xong trở về, thu cất y bát, rửa chân, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi xuống một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, sáng sớm nay nhiều Tỳ-kheo vào thành khất thực, nghe chuyện A-chi-la Ca-diếp, sau khi được nghe pháp luật, ra về chẳng bao lâu bị tai nạn, do một con nghé đực húc chết. Lúc từ trần, các căn của ông thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng. Bạch Thế Tôn, A-chi-la Ca-diếp sanh vào loài nào, thọ sanh nơi đâu và, có sở đắc gì?”
Phật bảo các Tỳ-kheo :
“Ông ấy đã thấy pháp, biết pháp và tùy pháp[43], không còn chấp thủ nơi pháp, đã đạt đến Bát-niết-bàn. Các ngươi nên đến cúng dường thân của A-chi-la Ca-diếp.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn thọ ký A-chi-la Ca-diếp bậc nhất.
[12] Pāli (S. ii. 25): uppādā vā tathāgatānaṃ anuppādā vā tathāgatānaṃ, ṭhitā va sā dhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā, Các Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, giới này (đạo lý này) vốn thường trú; đó là tính an trụ của pháp (pháp trụ tánh), tính quyết định của pháp (pháp vị tánh), và tính y duyên (tương y tương duyên).
[14]Pāli ibid.: katame ca paṭiccasamuppannā dhammā? jarāmaraṇaṃ aniccaṃ saṃkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ, các pháp duyên sanh (duyên sanh pháp) là gì? Già chết là vô thường, hữu vi, do duyên mà khởi, chịu quy luật đào thải, tiêu vong, ly tham, diệt tận.
[16] Pāli: ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ, nanu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kathaṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ hutvā kiṃ ahosi nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ, quá khứ tôi hiện hữu hay không hiện hữu? Quá khư tôi là gì, tôi là thế nào? Quá khứ, do hiện hữu cái gì mà tôi hiện hữu?
[17] Pāli: etarahi paccuppannaṃ addhānaṃ ajjhattaṃ kathaṃkathī bhavissati, hoặc ở đây trong đời hiện tại mà bên trong có nghi hoặc.
[18] Pāli: ahaṃ nu kho’smi, no nu kho’ smi, kiṃ nu kho’smi, kathaṃ nu kho’smi, ayaṃ nu hko sattā kuto āgato, so kuhiṃ gamissatī’ti, ta đang hiện hữu, hay không đang hiện hữu? ta đang là cái gì? ta đang là thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Rồi nó sẽ đi đâu?
[21] Trong tương lai nó không tái sanh trở lại
[34] Na-lê tụ lạc thâm lâm trung đãi khách xá 那梨聚落深林中待賓舍; địa danh có lẽ kinh 918 (Đại chánh, kinh 926): Na-lê tụ lạc Thâm cốc tinh xá, và 1025 (Đại chánh kinh 1037): Na-lê tụ lạc Khúc cốc tinh xá. Pāli: Nadika Giñjakāvasatha.
[36] Tâm cảnh hệ trước sử 心境繫著使. Pali: cetaso adhiṭṭhānaṃ abhinivesānysayaṃ, (vốn là) tùy miên tham đắm nắm giữ chặt tâm.
0 nhận xét