KINH 381. ĐƯƠNG TRI[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế nên biết, nên hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế nên biết, nên đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế nên biết, nên chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế nên biết, nên tu.[2]”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 382. DĨ TRI[3]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu.[4] Như vậy, Tỳ-kheo đoạn ái dục, cởi bỏ các kiết sử, chứng đắc hiện quán mạn[5], đoạn tận khổ biên.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 383. LẬU TẬN[6]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú [104c] xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu.[7] Như vậy, Tỳ-kheo này được gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc làm đã xong, dẹp bỏ các gánh nặng, đã đạt được mục đích mình[8], hết sạch các kết sử, chánh trí, khéo giải thoát.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 384. BIÊN TẾ[9]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu.[10] Như vậy, Tỳ-kheo này đạt đến tận cùng cứu cánh, rốt ráo lìa hết cấu nhiễm, cứu cánh phạm hạnh đã hoàn thành, thuần nhất thanh bạch, được gọi là Thượng sĩ[11].”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 385. HIỀN THÁNH[12]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Như vậy, Tỳ-kheo không còn then khóa, san bằng thành hào, vượt qua các hiểm nạn, cởi mở các ràng buộc, được gọi là Hiền Thánh dựng ngọn cờ Thánh[13].”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 386. HIỀN THÁNH (2)[14]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh [105a] đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Như vậy, Tỳ-kheo không còn then khóa, san bằng thành hào, vượt qua các hiểm nạn, cởi mở các ràng buộc, được gọi là Hiền Thánh dựng ngọn cờ Thánh[15].”
“Này các Tỳ-kheo, thế nào là không còn then khóa[16]? Năm hạ phần kết sử đã lìa, đã biết; đó gọi là không còn then khóa.
“Thế nào là san bằng thành hào[17]? Hào sâu vô minh đã đoạn, đã biết; đó gọi là san bằng thành hào[18].
“Thế nào là vượt qua các hiểm nạn[19]? Giải thoát sanh tử, tận cùng khổ biên[20]; đó gọi là vượt qua các hiểm nạn.
“Thế nào là dựng ngọn cờ Thánh đạo[23]? Ngã mạn đã đoạn[24], đã biết; đó gọi là dựng ngọn cờ Thánh.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 387. NGŨ CHI LỤC PHẦN[25]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế đã biết, đã hiểu; đối với Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn; đối với Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã chứng; đối với con đường đưa đến sự diệt tận của khổ Thánh đế đã biết, đã tu. Đó gọi là Tỳ-kheo đoạn năm chi, thành tựu sáu phần, thủ hộ một, y chỉ bốn, trừ bỏ các đế, lìa các đường ngả tư, chứng các giác tưởng, tự chính mình tạo tác, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, thuần nhất trong sạch, đó gọi là Thượng sĩ.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 388. LƯƠNG Y[26]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Có bốn pháp, nếu thành tựu thì được gọi là bậc Đại y vương, đầy đủ các chi phần cần phải có. Những gì là bốn? Một khéo biết bệnh; hai là khéo biết nguyên nhân của bệnh; ba là khéo biết cách đối trị bệnh; bốn là khéo biết trị bệnh, để về sau bệnh không còn tái phát nữa.
“Thế nào gọi là lương y khéo biết bệnh? Lương y biết rành các chủng loại bệnh như [105b] vậy như vậy; đó gọi là lương y khéo biết bệnh.
“Thế nào là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh? Lương y biết rành bệnh này do gió gây nên, do đàm ấm gây nên, nước nhớt nước dãi gây nên, khí lạnh gây nên, do các sự việc hiện tại gây nên, do thời tiết gây nên; đó gọi là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh.
“Thế nào là lương y khéo biết cách đối trị bệnh? Lương y biết rành các loại bệnh, nên thoa thuốc, nên cho mửa, cho xổ, nên nhỏ mũi, nên xông, nên cho ra mồ hôi; và những cách đối trị đại loại như vậy; đó gọi là lương y khéo biết cách đối trị.
“Thế nào là lương y khéo biết trị bệnh rồi về sau bệnh không còn tái phát nữa? Lương y khéo trị tất cả mọi chứng bệnh, khiến dứt trừ hoàn toàn, vĩnh viễn không tái phát trở lại sau này nữa; đó gọi là lương y khéo biết trị bệnh không còn tái phát nữa.
“Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác là bậc Đại Y vương đã thành tựu bốn đức, chữa lành bệnh chúng sanh cũng lại như vậy. Bốn đức là gì? là Như Lai biết như thật đây là Khổ Thánh đế; biết như thật đây là Khổ tập Thánh đế; đã biết như thật đây là Khổ diệt Thánh đế, biết như thật đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.
“Này các Tỳ-kheo, các lương y thế gian không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Còn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y vương, biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, lão, tử, ưu, bi, não, khổ. Vì thế nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y vươmg.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 389. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (1)[27]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Thánh đế về khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, không biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, không biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, các sa-môn, bà-la-môn ấy chẳng phải là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn; những người ấy, đối với nghĩa của Sa-môn, nghĩa Bà-la-môn, không thể trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng, tự biết rằng[28]: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật Thánh đế về khổ này, biết như thật Thánh đế về sự tập khởi của khổ này, [105c] biết như thật Thánh đế về sự diệt tận của khổ này, biết như thật Thánh đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết các sa-môn, bà-la-môn ấy chính là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn; những người ấy, đối với nghĩa của Sa-môn, nghĩa Bà-la-môn, trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng, tự biết rằng: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Cho nên, này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế hiện quán, nên khởi lòng mong muốn hơn lên, tinh cần, nổ lực, phương tiện tu học. Những gì là bốn? Đó là khổ Thánh đế, khổ tậpThánh đế, khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 390. SA-MÔN BÀ-LA-MÔN (2)[29]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
Nói rộng như trên, chỉ có một vài sự sai biệt là:
“Nếu không biết như thật bốn Thánh đế, nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn này chẳng phải Sa-môn số, chẳng phải Bà-la-môn số[30]. Nếu biết như thật đối Thánh đế, Sa-môn, Bà-la-môn này…” cho đến,(thiếu đoạn kinh ?)
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
[1] Đại chánh, kinh 382. S. 56. 29. Abhiñeyyaṃ (cần được thắng tri).
[2] Xem kinh 378 và các cht. 22-3o..
[3] Đại chánh kinh 383.
[4] Xem kinh 378 và các cht. 32-30.
[5] Nguyên văn: Ư mạn vô minh đẳng於慢無明等 (đối với mạn và vô mình mà cứu cánh khổ biên); Ấn Thuận sửa lại là ư mạn vô gián đẳng, theo định (thiếu chữ ?) của kinh. Xem các kỉnh 23, kinh 24: đoạn trừ ái dục, chuyển khứ chư kết, chánh vô gián đẳng; kinh 107: ư mạn khởi vô gián đẳng.
[6] Đại chánh kinh 384. S. 56. 25. Āsavakkhayo.
[7] Xem kinh 378.
[9] Đại chánh kinh 385. Xem kinh 384 trên.
[10] Xem kinh 379.
[12] Đại chánh kinh 386.
[13] Tham chiếu Trung N0 26(200); Pāli, M. 200. Alagadūpamasutta: ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu ukkhittapaligho itipi, saṃkiṇṇaparikkho itipi, abbūḷhesiko itipi, niraggaḷo itipi, ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṃyutto itipi, Tỳ-kheo như vậy được gọi là vị đã dẹp bỏ chướng ngại vật, lấp bằng giao thông hào, nhổ bỏ cọc tre, tháo bỏ then khóa. Xem giải thích kinh tiếp.
[14] Đại chánh kinh 387.
[15] Xem cht. 49 kinh 385.
[18] Pāli: saṃkiṇṇparikkho (...) ponobbhaviko jatisaṃsāro pahīno hoti, đã lấp đầy các hào rãnh, là đã đoạn trừ vòng luân chuyển tái sanh.
[19] Pāli: ukkhittapaligho, đã dẹp bỏ chướng ngại vật.
[20] Pāli: ukkhittapaligho (...) avijjā pahīna hoti, đã dẹp bỏ chướng ngại, là đã đoạn trừ vô minh.
[22] Pāli: abbhūḷhesiko (...) taṇhā pahīno hoti, đã nhổ bỏ cọc trụ, là đã đoạn trừ khát ái.
[23] Kiến lập Thánh tràng 建立聖幢. Pāli: ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṃyutto, là vị Thánh đã hạ cờ, trút gánh nặng, bứt ràng buộc.
[24] Pali: asmimāno pahīno, đoạn trừ phức cảm “tôi hiện hữu” (ngã mạn).
[25] Đại chánh kinh 388. S. 56. 13. Khandha; 14. Āyatana.
[26] Đại chánh kinh 399.
[27] Đại chánh kinh 390. S. 56. 12.Vajji (Koṭigāma)
[28] Tham chiếu kinh 351. Pāli, tham chiếu S. 12. 13; 56.12, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasamatā brāhmaṇesu va brāhmaṇasamatā; na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brāhmaññatthaṃ vā diṭṭtheva dhamme sayaṃ abhiñīa sacchikatvā... Các Sa-môn, Bà-la-môn này không phải những Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh giữa các Sa-môn, Bà-la-môn; đối với mục đích của Sa-môn, Bà-la-môn, các tôn giả này, ngay trong đời này, không bằng thắng trí mà tự mình chứng nghiệm (...).
[29] Đại chánh kinh 391. Xem kinh 389.
0 nhận xét