KINH 421. ĐẠI NHIỆT[1]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có địa ngục Đại nhiệt[2]. Chúng sanh nào sinh vào địa ngục này thì chỉ một mực chịu nóng cháy.”
Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật làm lễ, rồi chấp tay bạch Phật:
“Như Thế Tôn đã dạy, địa ngục Đại nhiệt này vô cùng nóng bức. Bạch Thế Tôn, chỉ có đây là cực kỳ nóng, hay còn có thứ nóng bức nào đáng sợ hơn, không còn đâu hơn?”
“Như vầy, Tỳ-kheo, địa ngục này tuy thật là nóng bức, nhưng cũng có thứ nóng bức đáng sợ hơn địa ngục ấy, và không còn gì hơn. Những gì được gọi là thứ nóng bức đáng sợ hãi hơn địa ngục Đại nhiệt? Đó là Sa-môn, Bà-la-môn không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Như vậy, cho đến sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ là sự nóng bức thiêu đốt bừng bừng. Này Tỳ-kheo, đó gọi là sự nóng bức thiêu đốt bừng bừng thật đáng sợ, không còn gì hơn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 422. ĐẠI ÁM[3]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có địa ngục vô cùng tối tăm. Các chúng sanh sinh ra nơi đó không thấy được các phần thân thể của mình.”
Bấy giờ, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật làm lễ, rồi chấp tay bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, địa ngục này vô cùng tối tăm. Chỉ có nơi này tối tăm hay còn có chỗ nào [111c] tối tăm hơn, đáng sợ hơn địa ngục này nữa?”
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Như vầy, còn có sự tối tăm đáng sợ hơn địa ngục này nữa. Đó là Sa-môn, Bà-la-môn đối với bốn Thánh đế không biết như thật, cho đến, rơi vào sự tối tăm cùng cực của sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Cho nên, các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 423. MINH ÁM[4]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Như mặt trời vận hành chiếu sáng các thế giới. Cho đến cả ngàn mặt trời, ngàn mặt trăng, chiếu sáng ngàn thế giới, ngàn núi Tu di, ngàn Phất-bà-đề, ngàn Diêm-phù-đề, ngàn Câu-da-ni, ngàn Uất-đơn-việt, ngàn Tứ thiên vương, ngàn cõi Tam thập tam thiên, ngàn Diệm-ma thiên, ngàn Đâu-suất thiên, ngàn Hóa lạc thiên, ngàn Tha hóa tự tại thiên, ngàn Phạm thiên. Đó gọi là Tiểu thiên thế giới. Khoảng giữa thế giới ngàn này có chỗ tối tăm, dù có ánh sáng mặt trời, mặt trăng chiếu sáng, có sức oai đức lớn cũng không thấy được, những chúng sanh này sinh ra những nơi này không thấy các phần thân thể của mình.”
Bấy giờ, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chấp tay, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, như Thế Tôn nói, chỗ này vô cùng tối tăm. Chỉ có nơi này tối tăm hay còn có chỗ nào tối tăm hơn, đáng sợ hơn địa ngục này nữa?”
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Như vầy, còn có sự tối tăm đáng sợ hơn địa ngục này nữa. Đó là Sa-môn, Bà-la-môn đối với bốn Thánh đế không biết như thật, cho đến, rơi vào sự tối tăm cùng cực của sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ. Cho nên, các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 424. MINH ÁM (2)[5]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Từ Tiểu thiên thế giới, con số được nhân lên đến một ngàn, đó gọi là Trung thiên thế giới. Khoảng giữa Trung thiên thế giới có chỗ tối tăm…” như trên đã nói, cho đến, “đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, [112a] thì phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 425. MINH ÁM (3)[6]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Từ Trung thiên thế giới, con số được nhân lên đến một ngàn, đó gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Khoảng giữa các thế giới này là chỗ tối tăm, dù có mặt trời, mặt trăng vận hành, chiếu khắp thế giới đi nữa, nhưng những chúng sanh kia vẫn không thấy,...” cho đến. “... rơi vào chỗ tối tăm của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ. Cho nên các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu thọc hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 426. THÁNH ĐẾ[7]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói về bốn Thánh đế. Hãy lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Bốn đế là gì? Đó Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Đó gọi là bốn Thánh đế.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh “Đương thuyết” (Ta sẽ nói) trên, cũng vậy, các kinh:
có (bốn Thánh đế);
nên biết (bốn Thánh đế).
cũng nói như trên.

KINH 427. THIỀN TƯ[8]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
 “Nên chuyên cần thiền tịnh tư duy[9], phát khởi chánh phương tiện[10], để nội tâm tịch tĩnh. Vì sao? Tỳ-kheo thiền tịnh tư duy, nội tâm tịch tĩnh đã thành tựu, sẽ hiển hiện như thật. Hiển hiện như thật những gì? Hiển hiện như thật Khổ Thánh đế; hiển hiện như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 428. TAM-MA-ĐỀ[11]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nên tu vô lượng tam-ma-đề[12], chuyên tâm chánh niệm. Vì sao? Khi tu vô lượng tam-ma-đề, chuyên tâm chánh niệm, sẽ hiển hiện như thật như vậy. Hiển hiện như thật những gì? Hiển hiện như thật Khổ Thánh đế; hiển hiện như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo [112b] tích Thánh đế.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 429. TRƯỢNG[13]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Như người ném gậy lên giữa hư không, gậy liền rơi trở xuống, hoặc gốc chạm đất, hoặc thân chạm đất, hoặc đầu chạm đất. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết như thật về Khổ Thánh đế; không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn này hoặc đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào súc sanh, hoặc đọa vào ngạ quỷ. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 430. TRƯỢNG (2)[14]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Như người ném gậy lên giữa hư không, gậy liền rơi trở xuống, hoặc rơi xuống đất sạch, hoặc rơi xuống đất không sạch. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết như thật về Khổ Thánh đế; không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế; vì không biết như thật cho nên hoặc sanh vào đường lành, hoặc sanh vào đường ác. Thế nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế  nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn hơn lên, tu học hiện quán.”
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.


[1] Đại chánh kinh 422. Cực kỳ nóng. Pāli, S. 56. 43. Pariḷāha.
[2] Đại nhiệt địa ngục 大熱地獄. Pāli: Mahāpariḷāha.
[3] Đại chánh kinh 423. Cực kỳ đen tối. Pāli, S. 56. 46. Andhakāra.
[4] Đại chánh kinh 424. Xem kinh 423 trên.
[5] Đại chánh kinh 425. Gần giống kinh 434 trên.
[6] Đại chánh kịnh 436. Gần tương đồng các kinh 434, 435 trên.
[7] Đại chánh kinh 427. Pāli, S. 56. 29. Pariññeyyaṃ (cần được biến tri)
[8] Đại chánh kinh 428. Pāli, S. 56. 2. Patisallāna (sống độc cư).
[9] Đương cần thiền tư. Pāli: paṭisallāne yogam āpajjatha, hãy tu tập chuyên cần ở nơi nhàn tĩnh độc cư.
[10] Chánh phương tiện, tức chánh tinh tấn.
[11] Đại chánh kinh 429. S. 56. 1. Samādhi.
[12] Tức tu định.
[13] Đại chánh kinh 430. Cây gây. Pāli, S. 56. 33. Daṇḍo.
[14] Đại chánh kinh 431.

Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
categories: | edit post

0 nhận xét

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Vietnam
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.