PHẨM THỨ BẢY
CƠ DUYÊN


Từ Hoàng Mai Sư Đắc Pháp, về đến làng Tào Hầu, Thiền Châu không một ai biết. Bấy giờ có nho sĩ Lưu Chí Lược làm lễ cúng dường rất hậu. Chí Lược có người cô làm ni tên là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Niết Bàn. Sư vừa nghe qua đã biết ý nghĩa thâm diệu, rồi vì cô mà giải nói. Ni cầm quyển kinh hỏi chữ, Sư bảo:
- Chữ thì không biết, nhưng cứ hỏi nghĩa đi.
Ni bảo:
- Chữ còn chẳng biết, làm sao hiểu nghĩa?
Sư bảo:
- Diệu lý của Chư Phật chẳng can hệ gì đến văn tự.
Ni kinh dị, liền bảo khắp các bậc kỳ đức trong làng rằng: "Đây là bậc đại sĩ đã đạt đạo, nên thỉnh cúng dường". Bấy giờ có Tào Thúc Lương cháu nội của Ngụy Võ Hầu, cùng với dân làng đua nhau đến chiêm lễ. Lúc đó trên nền cũ của ngôi cổ tự Bảo Lâm cuối đời Tùy, đã bị tàn phế vì binh lửa kia, họ cho xây lại một ngôi chùa và thỉnh Sư đến ở, chẳng bao lâu đã trở thành bảo địa. Sư ở đây hơn 9 tháng, lại bị bọn ác nhân săn tìm, Sư lánh vào ngọn núi phía trước, nhưng vẫn bị bọn chúng phóng hỏa đốt sạch cỏ cây, Sư đã phải ẩn thân vào trong kẹt đá nhờ thế mà thoát, Tảng đá ấy nay còn lưu lại dấu ngồi kiết già và lằn nếp áo của Sư, do đó mang tên là "đá tỵ nạn".
Sư nhớ lại lời Ngũ Tổ dặn dừng ở Hoài, ẩn ở Hội, nên đã ở lại hai nơi này.

Tăng Pháp Hải người Khúc Giang Thiều Châu, khi mới đến tham bái Tổ Sư, hỏi rằng:
- Tức Tâm tức Phật là sao? Xin giũ lòng chỉ dạy:
Sư bảo:
- Niệm trước không sanh tức Tâm, niệm sau không diệt tức Phật Thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật, nếu ta nói đủ thì trọn kiếp không cùng. Hãy nghe kệ của ta:

Tức tâm là Tuệ
Tức Phật là Định
Định tuệ đồng nhau
Trong ý thanh tịnh
Ngộ pháp môn này
Do người lập tánh
Dụng vốn không sanh
Song tu là chánh.

Nghe qua, Pháp Hải đại ngộ, làm kệ khen rằng:
Tức tâm nguyên là Phật
Không ngộ nên tự khuất
Tôi biết nhân định tuệ
Song tu lìa các vật.


Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng kinh Pháp Hoa. Đến lễ Tổ đầu không chấm đất. Sư quở rằng:
- Lạy mà đầu không chấm đất, sao bằng đừng lạy. Trong lòng ngươi chắc có một vật chi, ôm giữ cái gì vậy?
Đáp rằng:
- Tụng kinh Pháp Hoa đã đến 3000 bộ.
Sư dạy:
- Nếu nhà ngươi hiểu ý kinh, dù tụng tới vạn bộ cũng không lấy làm đắc ý thì sẽ cùng ta đồng hành. Nay nhà ngươi đã phụ sự nghiệp này, mà tuyệt nhiên không biết lỗi. Hãy nghe kệ của ta:
Lạy cốt bẻ cờ kiêu
Đầu sao không chấm đất?
Có ngã tội liền sanh
Quên công, phước không cùng.
Sư lại hỏi:
- Nhà ngươi tên chi?
- Tên Pháp Đạt.
- Nhà ngươi tên Pháp Đạt mà chưa từng đạt pháp.
Lại nói kệ rằng:
Nay ngươi tên Pháp Đạt
Siêng tụng chưa từng nghỉ
Luống tụng theo âm thinh
Tỏ tâm mới Bồ đề
Nay ngươi có nhân duyên
Ta sẽ vì ngươi nói
Tin rằng Phật không lời
Hoa sen từ miệng phát.

Đạt nghe kệ xong, hối hận tạ lỗi rằng:
- Từ nay trở đi, con xin khiêm nhường với tất cả. Đệ tử tụng kinh Pháp Hoa nhưng chưa hiểu nghĩa kinh, tâm thường có điều nghi. Hòa thượng trí tuệ rộng lớn, xin lược nói nghĩa lý trong kinh.
Sư dạy:
- Pháp Đạt! Pháp thì rất đạt, nhưng tâm nhà ngươi không đạt, kinh vốn không nghi, mà tâm nhà ngươi tự nghi, nhà ngươi đã tụng kinh này, vậy nó lấy gì làm tông?
Đạt thưa:
- Đệ tử căn tánh ám độn, từ trước tới nay chỉ theo văn mà tụng nào biết tông thú.
Sư dạy:
- Ta không biết chữ, nhà ngươi thử lấy kinh đọc qua một biến, ta sẽ vì nhà ngươi giảng cho.
Pháp Đạt liền cao tiếng đọc kinh cho đến phẩm thí dụ. Sư bảo:
- Thôi! Kinh này nguyên lấy nhân duyên Phật ra đời làm Tông. Dù có nói nhiều thí dụ, nhưng không ra ngoài ý này. Thế nào là nhân duyên. Kinh dạy: "Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời". Một đại sự này chính là Tri kiến Phật. Người đời mê, bên ngoài thì chấp tướng, bên trong thì chấp không. Nếu nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức là trong ngoài đều không mê. Ngộ được pháp này, một niệm tâm mở, ấy là mở Tri Kiến Phật.
Phật là Giác. Giác chia ra bốn môn.
- Khai giác tri kiến
- Thị giác tri kiến
- Ngộ giác tri kiến
- Nhập giác tri kiến.
Nếu nghe được khai thị thì có thể ngộ nhập được. Giác tri kiến xưa nay từ chân tánh xuất hiện, nhà ngươi cẩn thận chớ hiểu lầm ý kinh, thấy kinh nói Khai-thị-ngộ-nhập cho là tri kiến của Phật, còn là không có gì. Nếu hiểu như vậy là hủy báng kinh chê bai Phật. Phật đã là Phật có đủ tri kiến thì còn khai mở làm gì? Nhà ngươi nên tin rằng tri kiến Phật chính là tự tâm nhà ngươi chứ không phải của Phật nào khác. Chỉ vì tất cả chúng sanh tự che lấp ánh quang minh của mình, ham thích trần cảnh, theo duyên bên ngoài rối loạn bên trong mà dành chịu rong ruỗi, làm phiền Thế Tôn phải ra khỏi định dùng đủ mọi lời vừa nghiêm khắc vừa khổ cực để khuyên bảo đình chỉ, chớ hướng ngoại tìm cầu thì cùng với Phật không khác, nên gọi là Khai tri kiến Phật.
Ta khuyên mọi người, ngay nơi tự tâm mình, luôn mở tri kiến Phật. Người đời mang tà tâm ngu si tạo tội, ngoài miệng thì lành trong tâm thì ác, tham sân ganh ghét, dua nịnh kiêu căng, tổn hại người vật, đó là tự mở tri kiến chúng sanh. Nếu chánh tâm mình lại, thì thường sanh trí tuệ xét soi tự tâm, dứt ác làm lành, đó là tự mở tri kiến Phật. Nhà ngươi phải mở tri kiến Phật trong từng mỗi niệm, chớ mở tri kiến chúng sanh. Mở tri kiến Phật gọi là xuất thế, mở tri kiến chúng sanh gọi là thế gian. Nhà ngươi nếu lao công khổ trí chấp vào niệm cho là công phu thì khác nào loài trâu yêu thích cái đuôi của chúng.
Đạt thưa:
- Nếu vậy thì chỉ cần hiểu nghĩa mà không cần nhọc sức tụng kinh hay sao?
Sư dạy:
- Kinh có lỗi gì mà ngăn cấm nhà ngươi tụng. Chỉ vì mê ngộ tại người, hại hay lợi đều do mình. Miệng tụng tâm hành thì chuyển được kinh, miệng tụng tâm không thực hành thì bị kinh chuyển. Hãy nghe bài kệ của ta.

Tâm mê Pháp hoa chuyển
Tâm ngô chuyể Pháp Hoa
Tụng kinh lâu chẳng tỏ
Với nghĩa trở thành thù
Vô niệm, niệm là chánh
Hữu niệm, niệm thành tà
Hữu-vô đều chẳng chấp
Xe trâu chẳng thường ngồi.

Đạt nghe qua bài kệ đại ngộ, bất giác rơi lệ và thưa sư rằng:
- Phát đạt con từ xưa đến nay, thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, ngược lại bị Pháp Hoa chuyển.
Lại thưa:
- Kinh dạy các bậc đại Thanh Văn cho đến Bồ Tát đều họp nhau để suy lường, nhưng chẳng lường được trí Phật. Nay, bảo kẻ phàm phu chỉ cần ngộ tự mình chẳng phải là bậc thượng căn thì chưa thoát khỏi được sự nghi ngờ hủy báng. Vả lại, kinh dạy ba xe: xe dê, xe hưu, xe trạu trắng chúng khác nhau như thế nào? Xi Hòa Thượng giũ lòng khai thị:
Sư dạy:
- Ý kinh rõ ràng, vì nhà ngươi tự mê lầm. Những người ba thừa sở dĩ không lường được trí Phật vì lỗi chính ở sự suy lường, càng nhiều người cùng nhau suy lường thì càng tạo nên sự xa cách. Phật vì phàm phu mà nói ra lý này, chứ chẳng phải vì Phật. Lý này nếu không tin thì nên rút lui khỏi giảng đường này, y như những người ở trong kinh đã nói. Sao chẳng biết mình đang ngồi trên xe trâu trắng mà lại ra ngoài cửa tìm ba xe? Huống nữa văn kinh đã nói rõ cho ngươi rằng: chỉ có một Phật thừa, không có thừa nào khác, cho dù hai hay ba, cho đến dùng vô số phương tiện ngôn từ nhân duyên thí dụ để giảng nói pháp này, tất cả đều nói lên một Phật thừa mà thôi. Tại sao nhà ngươi không tỉnh ngộ ba xe là giả vì thời quá khứ mà nói, một thừa là thật vì thời hiện tại mà nói. Chỉ dạy cho nhà ngươi bỏ giả về thật, sau khi đã về thật rồi thì cái thật đó cũng không tên luôn. Nên biết bao nhiêu của cải châu báu đều thuộc về nhà ngươi tùy nhà ngươi thọ dụng, đến như nghĩ tưởng về cha, nghĩ tưởng về con, cũng như nghĩ tưởng về thọ dụng đều không được nghĩ tới, đó gọi là trì kinh khác tây chẳng rời kinh suốt ngày đêm không lúc nào mà không niệm. Đạt nhờ khai phát tâm thư thái vui mừng làm kệ khen rằng:

Tụng kinh ba ngàn bộ.
Tào khê một câu lửng
Chưa rõ nghĩa xuất gia
Há dứt lụy mê đời
Dê hươu trau giả đạt
Đầu giữa cuối khéo bày
Ai biết trong nhà lửa
Có sẵn đấng Pháp Vương.

Sư dạy:
- Từ nay trở đi, nhà ngươi mói đáng gọi là ông thầy niệm kinh, Đạt nhờ đó mà lãnh hội được yếu chỉ sâu xa, nên việc tụng kinh cũng không bỏ.

Tăng Trí Thông người An Phong, Thọ Châu. Lúc đầu xem kinh Lăng Già đến hơn ngàn lần mà chẳng hiểu thế nào là ba thân-bốn trí. Tham lễ sư, xin giải nghĩa này. Sư dạy:
- Pháp thân thanh tịnh là tánh của ngươi. Báo thân viên mãn là trí của ngươi. Hóa thân thiên bách ức là hạnh của ngươi. Nếu lìa bản tánh mà nói có ba thân thì có thân mà không có trí, nếu ngộ ba thân không có tự tánh thì sẽ rõ bốn trí Bồ Đề.
Hãy nghe kệ của ta:

Tự tánh đủ ba thân
Tỏ ra thành bốn trí
Chẳng lìa duyên thấy nghe
Tự nhiên lên đất Phật
Nay ta vì ngươi nói
Tin chắc thường chẳng mê
Chớ học kẻ săn đuổi
Suốt ngày nói Bồ đề.

Thông lại thưa:
- Nghĩa bốn trí có thể nghe được chăng?
Sư dạy:
- Đã hiểu được ba thân thì rõ luôn bốn trí sao còn hỏi nữa? Nếu lìa ba thân bàn riêng bốn trí thì gọi là có trí mà không có thân, có trí này tức là vô trí.
Lại nói kệ rằng:

Đại viên cảnh trí là tánh thanh tị
Bình đẳng tánh trí là tâm không bệnh
Diệu quang sát trí là thấy không dụng
Thành sở tác trí giống với viên cảnh
Năm tám chuyển quả, sáu bảy nhân
Chỉ dùng lời gọi không có thật tánh
Nếu khi chuyển chỗ lại không lưu tình
Ở trong náo động vẫn thường đại định.

Đoạn kệ trên đây là chuyển thức thành trí. Trong giáo lý dạy rằng: chuyển năm thức trước làm thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu làm diệu quang sát trí, chuyển thức thứ bảy làm bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám làm Đại viên cảnh trí. Tuy thức thứ sáu, thức thứ bảy chuyển trong nhân, 5 thức trước và thức thứ tám chuyển trên quả, nhưng chỉ chuyển tên gọi chứ không chuyển thực thể của chúng.
Thông đốn ngộ tánh trí liền trình kệ rằng:

Ba thân nguyên thể mình
Bốn trí gốc tâm sáng
Thân trí hòa không ngại
Theo vật mà có hình
Khởi tu đều vọng động
Giữ trụ chẳng tinh chân
Nhờ Thầy hiểu diệu chỉ
Tuyệt hết danh ô nhiễm.

Tăng Trí Thường người Quý Khê, Tín Châu xuất gia khi còn nhỏ, chỉ cầu thấy tánh. Một hôm đến tham lễ.
Sư hỏi:
- Nhà ngươi từ đâu đến, muốn cầu việc chi?
Thưa:
- Người học đạo này, gần đây có đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu, tham lễ Đại Thông Hòa Thượng xin chỉ bày về ý nghĩa thấy tánh thành Phật, nhưng chưa dứt hết nghi ngờ, nên từ xa đến đảnh lễ, cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Đại Thông Hòa Thượng đã dạy những gì? Ngươi thử nói ta xem.
- Dạ, con đến đó đã ba tháng mà chưa được chỉ dạy điều gì. Vì thiết tha cầu pháp, một buổi tối nọ, một mình vào trượng thất hỏi Hòa thượng về bản tâm bản tánh của con như thế nào?
Đại Thông dạy:
- Nhà ngươi có thấy hư không chăng?
Con thưa thấy. Ngài nói, nhà ngươi thấy hư không tướng mạo như thế nào? Con thưa, hư không thì vô hình đâu có tướng mạo. Hòa Thượng dạy, bản tính của nhà ngươi cũng như hư không, tuyệt không một vật gì có thể thấy được - đó gọi là chánh kiến. Không một vật gì có thể biết được, đó gọi là biết chân chánh- không xanh vàng dài ngắn chỉ thấy nguồn gốc thanh tịnh, thể giác viên minh, đó gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọi là tri kiến Như Lai. Con tuy nghe nói vậy, nhưng vẫn chưa hiểu rõ, xin Hòa Thượng khai thị cho.
Sư dạy:
- Lời dạy của Hòa Thượng kia vẫn còn kẹt vào tri kiến, nên khiến cho nhà ngươi chưa hiểu được. Nay ta khai thị cho nhà ngươi một bài kệ:

Không thấy một pháp, kẹt không thấy
Khác nào mây che kín mặt trời.
Không biết một pháp, chấp không biết
Như giữa hư không sanh điện chớp
Chỗ thấy biết này bỗn dưng khởi
Nhận lầm phương tiện, làm sao hiểu
Một niệm nhà ngươi tự biết lầm
Thì ánh linh quang mình hiển hiện.

Thường nghe kệ xong, tâm ý khai mở bèn trình kệ rằng:

Bỗng dưng khởi tri kiến
Chấp tướng cầu Bồ Đề
Ý còn một niệm ngộ
Sao thoát mê lầm xưa
Thể tánh vốn là Giác
Luống soi theo giòng trôi
Không về nhà tổ được
Mờ mịt không tới lui.

Một hôm Trí Thường hỏi Sư:
- Phật đã nói pháp ba thừa, sao còn nói Tối Thượng thừa? Đệ tử chưa rõ, xin vì con chỉ dạy:
Sư dạy:
- Nhà ngươi hãy quán bản tâm mình, chớ chấp tướng pháp bên ngoài. Pháp không có 4 thừa, tự tâm người có sai biệt. Thấy nghe từ từ chuyển thông là tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa là trung thừa, theo pháp tu hành là đại thừa. Muôn pháp đều thông, muôn pháp đều đầy đủ, không bị nhiễm vào tất cả, lìa tướng các pháp không vật nào có thể được, đó gọi là Tối Thượng thừa. Thừa nghĩa là thực hành, không do miệng tranh luận, nhà ngươi cần phải tự tu, đừng hỏi ta nữa. Hãy để tự tánh, bất cứ lúc nào cũng tự như vậy.
Thường lễ tạ, từ đó hầu Sư trọn đời.

Tăng Chí Đạo người Nam Hải, Quảng Châu, bạch rằng:
- Đệ tử từ khi xuất gia, đã hơn 10 năm xem kinh Niết Bàn mà chưa hiểu đại ý. Xin Hòa thượng giũ lòng chỉ dạy:
Sư bảo:
- Nhà ngươi chưa hiểu chỗ nào?
- Thưa, con có chỗ thắc mắc bề bài kệ:

Các hành là vô thường
Đó là pháp sanh diệt
Sanh diệt đã diệt rồi
Thì tịch-diệt là vui.

Sư hỏi:
- Nhà ngươi vì sao thắc mắc?
- Bạch, tất cả chúng sanh đều có hai thân: Sắc thân và pháp thân. Sắc thân thì vô thường có sinh diệt, pháp thân thì thường còn, nhưng vô tri vô giác. Kinh dạy: Sanh diệt, đã diệt thì tịch diệt là vui. Con chẳng hiểu thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui? Nếu là sắc thân thì lúc nó diệt bốn đại rã rời hoàn toàn là khổ, đã khổ thì không thể nói là vui được. Nếu là pháp thân tịch diệt thì cũng như cỏ cây ngói đá ai cảm thọ cái vui ấy. Hơn nữa, pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, vậy cùng một thể mà có 5 dụng, thì quá trình sanh diệt luôn luôn tiếp diễn, từ thể khởi lên dụng, từ dụng thâu về thể, cứ thế sanh thì các loài hữu tình chẳng bị đoạn diệt, nếu chẳng chấp nhận có tái sanh, thì vĩnh viễn chúng trở về tịch diệt, thì giống như những vật vô tình. Như vậy thì các pháp sẽ bị niết bàn phong tỏa. Sanh còn chẳng đượng làm sao có vui.
Sư dạy:
- Nhà ngươi là con giòng họ Thích, sao lại đem tà kiến chấp đoạn chấp thường của ngoại đạo mà luận bàn về pháp Tối thượng thừa? Theo những lời nhà ngươi nói thì ngoài sắc thân còn có một pháp thân khác, nên bỏ sanh diệt để cầu tịch diệt, rồi từ đó suy ra Niết bàn là thường lạc nên phải có thân để thọ dụng nó. Chính vì vậy mà ôm chặt sinh tử đắm chìm vào cái vui thế gian. Nhà ngươi nên biết Phật vì những người mê lầm ngộ nhận sự phối hợp của 5 uẩn lại phân biệt cho là tướng của sự thể, còn tất cả các pháp đều là tướng trần ở bên ngoài. Nhân đó ưa sống ghét chết niệm niệm phiêu lưu chấp nhận luân hồi một cách oan uổng, mà không biết đó chỉ là mộng huyễn hư giả, đem cái thường lạc của Niết Bàn đổi thành tướng khổ, suốt ngày chỉ đeo đuổi tìm cầu cái vui thế tục. Phật vì thương xót những người này cho nên mới chỉ cái vui chân thật của Niết Bàn. Cái vui này cho dù chỉ trong một sát na tích tắc đi nữa cũng không có hiện tượng sanh, cũng không có hiện tượng diệt, lại không có cả hiện tượng sanh diệt để có thể diệt, đó gọi là hiện tượng khởi trước mắt của tịch diệt. Nhưng chính lúc đang khởi đó cũng không có sự suy lường về hiện tượng đang khởi, nên gọi là thường lạc. Cái lạc này sẽ không người cảm nhận. Vậy thì làm sao có thể gọi một thể có 5 dụng được, huống chi lại còn bảo Niết bàn phong tỏa các pháp, khiến cho chúng vĩnh viễn không sanh được. Đó là chê Phật bài pháp. Hãy nghe bài kệ của Ta:

Vô thượng Đại Niết Bàn
Viên minh thường lặng chiếu
Kẻ ngu cho là chết
Ngoại đạo bảo đoạn diệt
Người cầu pháp nhị thừa
Bảo đúng là vô tác
Tất cả thuộc mê chấp
Từ sáu hai kiến ra
Vọng đặt tên hư giả
Đâu có nghĩa chân thật.
Chỉ có bậc siêu nhân.
Thông đạt không buông, giữ
Vì biết pháp năm uẩn
Và vì ngã trong uẩn
Những sắc tượng bên ngoài
Và tất cả âm thinh
Đều như mộng như huyễn
Không khởi thấy phàm thánh
Không am hiểu Niết Bàn
Hai bên, ba đời dứt
Thường sử dụng các căn
Không khởi nghĩ sử dụng
Phân biệt tất cả pháp
Không khởi nghĩ phân biệt
Kiếp đáy biển lửa cháy
Gió thổi núi va chạm
Chân thường vui tịch diệt
Tướng Niết Bàn như vậy
Ta nay cưỡng nói ra
Để ngươi bỏ tà kiến
Muốn hiểu chớ chấp lời
May ra biết chút ít.

Chí Đạo nghe kệ đại ngộ, vui mừng lễ tạ mà lui.

Thiền sư Hành Tư , họ Lưu sinh ở An Thành, Cát Châu, nghe pháp đường Tào Khê thịnh lắm, đến tham lễ và hỏi:
- Phải làm sao để không rơi vào giai cấp?
Sư hỏi:
- Lâu nay nhà ngươi đã từng làm gì?
Thưa:
- Thánh đế cũng chẳng làm
Sư hỏi:
- Vậy thì nhà ngươi thuộc vào giai cấp nào?
Thưa:
- Thánh đế còn chẳng làm thì còn có giai cấp nào để làm.
Tổ nhận thấy Tư là bậc có tài trong Phật pháp, nên cho Tư làm thủ chúng. Một hôm Sư bảo Hành Tư:
- Nhà ngươi nên đi du hóa một phương, không thì Phật chúng e bị đoạn mất. Sau khi Hành Tư đắc pháp, trở về núi Thanh Nguyên ở Cát Châu hoằng pháp.
(Sau khi mất được phong Thụy là Hoằng Tế Thiền Sư).
Thiền sư Hoài Nhượng
Thiền sư Hoài Nhượng họ Đỗ ở Kim Châu lúc đầu đến yết kiến An quốc Sư ở Tung Sơn. An bảo sang Tào Khê tham bái lục tổ.
Sư hỏi:
- Từ đâu đến?
Thưa:
- Tung Sơn.
Sư hỏi:
- Vật gì đến, sao đến?
Thưa
- Nói rằng giống một vật thì không đúng.
Sư hỏi:
- Vậy có thể tu chứng được không?
Thưa:
- Tu chứng thì chẳng phải không nhiễm ô thì chẳng có.
Sư bảo:
- Chính cái chẳng nhiễm ô này, Chư Phật đều hộ niệm. Nhà ngươi đã như vậy, thời ta cũng như vậy. Bát Nhã Đa La người Thiên Trúc đã tiên đoán rằng: "Dưới trướng nhà ngươi sẽ sanh ra một con ngựa hay dẫm chết người thiên hạ". Câu này ám chỉ cho tâm nhà ngươi rồi, nên chẳng cần vội nói.
Nhượng hoát nhiên đại nộ, và từ đó suốt 15 năm hầu hạ bên Tổ, càng ngày lý sâu xa càng thâm nhập. Về sau sang Nam nhạc truyền bá Thiền Tông.
(Sau khi mất được phong Thụy là Đại Huệ Thiền Sư).

Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác,họ Đới ở Ôn Châu, thuở nhỏ đã học tập kinh luận, tinh thông pháp môn chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Nhân xem kinh Duy Ma Cật mà tâm được bừng sáng. Khi gặp đệ tử của tổ là Huyền Sách đến thăm, cùng nhau đàm luận hăng say về nghĩa lý, Sách thấy lời nói ra của Giác đều khế hợp Chư Tổ, bèn hỏi:
- Nhân giả đắc pháp với ai?
- Khi tôi nghe Kinh Phương đẳng và các luận đại thừa thì có thầy truyền dạy, sau đó nhờ đọc kinh Duy Ma bèn tỏ ngộ Tâm tông Phật, nhưng chưa có người ấn chứng.
Sách bảo:
- Trước Phật Oai Âm Vương thì được nhưng sau Phật Oai Âm Vương mà tự ngộ không thầy ấn chứng thì đó là thiên nhiên ngoại đạo.
- Vậy xin nhân giả ấn chứng cho tôi.
Sách bảo:
- Lời tôi thiếu trọng lượng, có Lục Tổ Đại Sư ở Tào Khê, người bốn phương đang quy tụ thọ pháp nơi Ngài, nếu đi thì tôi cùng đi.
Giác cùng với Sách đến tham lễ Tổ. Giác đi quanh Tổ ba vòng và chống tích trượng đứng. Tổ hỏi :
- Phàm làm Sa môn thì phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Đại đức từ đâu đến mà ngạo mạn quá vậy.
Giác nói:
- Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.
Sư hỏi:
- Sao không lấy tự thể để trực nhận lý không sanh mà liễu đạt cái không chóng? - Nói:
- Tự thể vốn không sanh, liễu đạt vốn không chóng.
Sư bảo:
- Đúng vậy! Đúng vậy!
Sau đó, Giác mới dùng đủ oai nghi đảnh lễ Tổ rồi cáo từ . Sư bảo:
- Sau về vội thế?
Đáp:
- Vốn tự chẳng động, sao có vội ư?
Sư nói:
- Ai biết chẳng động?
Đáp:
- Chính nhân giả tự sanh phân biệt.
Sư nói:
- Nhà ngươi đã thấu đạt ý không sanh rồi.
Đáp:
- Không sanh lại có ý sao?
Sư hỏi:
- Nếu không ý thì ai phân biệt đây?
Đáp:
- Phân biệt cũng chẳng phải ý.
Sư bảo:
- Lành thay! Ít nhất cũng phải ở lại một đêm. Nhân đó gọi là "một đêm giác ngộ". Sau đó, Giác làm bài "Chứng đạo ca" rất được thịnh hành ở đời.
(Sau khi mất được ban Thụy là Vô Tướng Đại Sư, người đời gọi là Chân Giác).

Thiền sư Trí Hoàng, trước kia có tham học Ngũ Tổ, tự cho mình đã đạt chánh định, về ngồi suốt ở trong am 20 năm. Đệ tử của Tổ là Huyền Sách du phương đến Hà Sóc nghe danh Hoàng đến am hỏi:
- Ông ở đây làm gì?
Hoàng đáp:
- Nhập định.
Sanh bảo:
- Ông bảo nhập định, vậy thì hữu tâm nhập hay vô tâm nhập? Nếu vô tâm nhập thì tất cả loài vô tình như cỏ cây gạch đá lẽ ra chúng cũng đã đạt định. Nếu hữu tâm nhập thì tất cả loài hữu tình cũng đều đắc định cả.
Hoàng đáp:
- Thật ra khi tôi nhập định không thấy có tâm Hữu-Vô ấy.
Sách bảo:
- Nếu không thấy có tâm Hữu-Vô thì là thường định rồi, cần gì phải xuất nhập? Nếu có xuất nhập thì chẳng phải là đại định.
Hoàng không trả lời được, một lúc Hoàng hỏi:
- Ai là người sư thừa kế?
Sách đáp:
- Thầy tôi là Lục Tổ ở Tào Khê.
Hoàng hỏi:
- Lục Tổ lấy gì làm thiền định?
Sách đáp.
- Những lời dạy của Thầy tôi là Diệu trạm viên tịch, Thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng có, không ra không vào, không định không loạn. Tánh của Thiền là Vô trụ nên không trụ nơi sự vắng lặng của thiền, tánh của thiền là vô sanh, nên không sanh tư tưởng về thiền. Tâm như hư không, nên không có tư tưởng về hư hông.
Hoàng nghe xong, đến bái yết Sư. Sư hỏi:
- Nhân giả từ đâu đến?
Hoàng thuật lại đầy đủ cuộc gặp gỡ. Sư bảo:
- Lời Sách nói đúng. Nhà ngươi hãy để tâm như hư không, nhưng chẳng chấp những kiến giải về hư không nên để chúng vận hành tự tại, cho dù hoạt động hay nghỉ ngơi đều phải vô tâm. Đừng khởi phân biệt thành phàm chủ khách. Thể tính và hiện tượng đều luôn ở trong trạng thái như như, không lúc nào mà không định, đó là thường định.
Trí Hoàng nhờ vậy mà đại ngộ, những già đã sở đắc trong 20 năm qua hoàn toàn không còn tác dụng nữa. Đêm hôm ấy dân chúng ở Hà-Bắc nghe giữa hư không nói rằng: "Thiền Sư Trí Hoàng hôm nay đắc đạo". Sau đó Hoàng lễ bái từ biệt trở lại Hà Bắc khai hóa 4 chúng đệ tử.
Một vị Tăng hỏi Sư:
- Ý chỉ của Hoàng Mai ai được?
Sư đáp:
- Người hiểu Phật pháp được.
Tăng hỏi:
- Hòa Thượng được chăng.
Sư đáp:
- Ta chẳng hiểu Phật pháp.
Một ngày nọ, Sư muốn giặt cái y đã được truyền lại, nhưng không có suối tốt. Ngài ra sau Chùa khoảng năm dặm, thấy núi non ở đây sầm uất, bàng bạc, khí thiêng tỏa khắp, Sư ấn tích trượng xuống đất, một giòng nước theo tích trượng vọ lên đọng lại thành ao. Sư quỳ gối giặt y trên một phiến đá. Chợt có một vị Tăng đến lễ và thưa rằng:
- Phương Biện tôi người đất Tây Thục trước kia ở Nam Thiên Trúc có gặp Đạt Ma Đại Sư, Ngài dạy Phương Biện rằng: Ta đã truyền lại chánh pháp nhãn tạng cùng Y Tăng Già Lê của Tổ Đại Ca Diếp sang nước đường, hiện tại đã truyền đến đời thứ sáu ở Tào Khê, Thiền Châu, nhà ngươi hãy nhanh qua nước đó mà chiêm lễ. Phương Biện tôi từ xa đến đây xin được chiêm ngưỡng Y-bát của Tổ Sư tôi truyền lại. Sư đưa ra cho xem và hỏi:
- Thượng nhân làm nghề gì?
Đáp: - Đắp tượng là sở trường
Sư nghiêm mặt bảo: - Ngài thử đắp coi.
Biện chưa biết trả lời sao, vài ngày sau ông đã hoàn tất một pho tượng cao 7 tất thật là tinh xảo. Sư cười bảo:
- Ngài chỉ am hiểu về tính điêu khắc, nhưng lại chẳng am hiểu tính Phật. Sư dùng tay xoa đầu Phương Biện nói rằng:
- Hãy làm ruộng phước vĩnh viễn cho trời người.
(Sư lấy y đáp công cho Phương Biện, Biện lấy y phân ra làm 3 phần, một đắp lên tượng, một cho phần mình và phát lời thệ rằng: Trong tương lại sẽ được lại y này, đó là lúc ta tái sanh ở tại đất này và sẽ trùng tu ngôi tam bảo. Đến đời Tống năm Giao Hữu, tháng 8 có một vị tăngm tên Duy Tiên trùng tu lại chùa, khi đào đất được một mảnh y như mới. Còn pho tượng hiện ở Chùa Cao Tuyền, nổi tiếng là đất tinh ứng.)

Có một vị Tăng đọc bài kệ của Thiền Sư Ngọa Luân:

Ngọa Luân có nghề hay
Thường dứt trăm tư tưởng
Đối cảnh tâm chẳng sanh
Bồ đề ngày ngày lớn.

Sư nghe kệ dạy rằng:

- Huệ Năng không nghề hay
Không dứt trăm tư tưởng
Đối cảnh tâm thường sanh
Bồ đề làm sao lớn?

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Ba, 29 tháng 1, 2008
0 nhận xét
categories: | | edit post

SÁM HỐI

Lúc bấy giời Đại Sư thấy sĩ phu thứ dân ở Quảng Châu, Thiền Châu bốn phương tụ tập vào trong núi để nghe pháp, bèn lên tòa bảo chúng rằng:
- Hãy lại đây, Thiện tri thức! Việc quí vị đến đây phải xuất phát từ trong tự tánh, trong bất cứ lúc nào niệm niệm phải tự trong sạch tâm mình, tự mình tu, tự mình thực hành, tự thấy pháp thân của chính mình, tự thấy Phật tâm của chính mình và tự răn giữ chính mình mới được. Được như thế việc đến đây mới không trở thành giả tạo.
Quí vị từ xa đến hội họp nơi này, thế là chúng ta cùng có duyên với nhau. Bây giờ tất cả hãy quỳ xuống. Trước hết ta sẽ truyền năm phần hương pháp thân của tự tánh, kế đến ta sẽ trao pháp sám hối vô tướng.
- Một là giới hương, là tự trong tâm mình không quấy, không ác, không ghen ghét, không tham sân, không cướp giật và tàn hại, đó gọi là giới hương.
- Hai là định hương, là khi gặp những cảnh tượng thiện ác mà tự tâm mình không loạn động, đó gọi là định hương.
- Ba là Tuệ hương, là tự tâm mình không vướng mắc, luôn luôn dùng trí tuệ soi xét tự tánh, chẳng làm các việc ác, dù có tu các điều lành nhưng tâm không chấp trước, kính người trên, yêu nhường kẻ dưới và xót thương những người nghèo khổ côi cút, đó gọi là Tuệ hương.
- Bốn là Giải thoát hương, là tự tâm mình không vướng bận các duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, đó gọi là Giải thoát hương.
- Năm là Giải thoát tri kiến hương, là tự tâm mình đã không vướng bận các duyên thiện ác, nhưng đối với không-tịch cũng không đắm giữ, cần phải học rộng nghe nhiều để biết bổn tâm mình thấu đạt lý Chư Phật, đem ánh sáng trí tuệ gieo rắc mọi nơi, không ngã không nhân, thẳng đến Bồ đề, nhưng tánh chân không hề biến đổi, đó gọi là giải thoát tri kiến hương.
- Thiện tri thức! Hương này mỗi người chúng ta tự xông ở bên trong chứ đừng tìm kiếm bên ngoài.
Bây giờ, ta sẽ trao cho quí vị pháp sám hối vô tướng, để tiêu diệt tội chướng ba đời và hoàn thành ba nghiệp thanh tịnh. Thiện tri thức! Hãy nói theo ta:
- Đệ tử chúng con, từ niệm trước, qua niệm này, đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm si mê, từ trước đến nay đã tạo ra bao nhiêu tội si mê thuộc ác nghiệp, tất cả đều xin sám hối, nhất thời nguyện xin tiêu diệt, vĩnh viễn không bao giờ khởi lên trở lại.
- Đệ tử chúng con từ niệm trước qua niệm này, đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm kiêu căng lừa dối, từ trước đến nay đã tạo ra bao nhiêu tội kiêu căng lừa dối thuộc ác nghiệp tất cả đều xin sám hối, nhất thời nguyện xin tiêu diệt, vĩnh viễn không bao giờ khởi lên trở lại.
Đệ tử chúng con từ niệm trước, qua niệm này, đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm ghen ghét, từ trước tới nay đã tạo ra bao nhiêu tội ghen ghét ác nghiệp, tất cả đều xin sám hối, nhất thời nguyện xin tiêu diệt, vĩnh viễn không bao giờ khởi lên trở lại.
- Thiện tri thức! Trên đây là pháp sám hối vô tướng. Sao gọi là sám? Sao gọi là hối?
- Sám là ăn năm thú tội đã qua, từ trước đã tạo ra bao nhiêu tội si mê kiêu căng, lừa dối, ghen ghét thuộc ác nghiệp, tất cả đều xin sám hết, vĩnh viễn không bao giờ khởi lên trở lại, đó gọi là Sám.
- Hối là đã biết lỗi đã qua xin không bao giờ phạm lại sau này, từ nay trở về sau, tất cả những tội si mê, kiêu căng, lừa dối, ghen ghét thuộc ác nghiệp đã lỡ tạo ra, nay đã giác ngộ rồi, xin vĩnh viễn đoạn trừ tất cả không phạm trở lại, đó gọi là Hối.
Phàm phu mê muội chỉ biết sám những tội đã qua chớ chẳng biết hối lỗi sau này của họ. Vì chẳng biết hối nên tội đã qua chẳng diệt mà lỗi sau lại sanh. Tội đã qua rồi, đã chẳng diệt, lỗi sau lại sanh sao gọi là sám hối được!
- Thiện tri thức! Đã sám hối rồi, nay các Thiện tri thức hãy phát 4 lời thệ nguyện rộng lớn. Quý vị hãy dụng tâm lắng nghe cho kỹ:
- Chúng sanh nơi tự tâm vô biên thề nguyện đều độ khắp.
- Phiền não nơi tự tâm vô tận thề nguyện đều dứt sạch.
- Pháp môn nơi tự tánh vô lượng thệ nguyện đều tu học.
- Phật đạo nơi tự tánh vô thượng thệ nguyện được viên thành.
- Thiện tri thức! Không phải quý vị vừa mới nói "Chúng sanh vô biên thề nguyện đều độ khắp" hay sao? Vì sao nói vậy? Vì chẳng phải Huệ Năng tôi độ.
- Thiện tri thức! Tâm của chúng sanh có rất nhiều, tùy theo đó mà gọi như tâm tà mê, tâm dối trá, tâm bất thiện, tâm ghen ghét, tâm độc ác - Tất cả những tâm như vậy đều gọi là tâm chúng sanh. Quý vị cần phải lấy tự tánh tự độ, đó gọi là độ chân thật. Sao gọi là lấy tự tánh tự độ? Nghĩa là đối với những thứ tà kiến, phiền não, ngu si ở trong tự tâm chúng sanh đem chánh kiến mà độ lấy. Đã có chánh kiến rồi thì dùng trí Bát nhã đánh tan những thứ ngu si mê vọng của chúng sanh, loại nào độ theo loại đó như: Tà dùng chánh để độ, mê dùng ngộ để độ, ngu dùng trí để độ, ác đến dùng thiện để độ. Độ như vậy mới gọi là độ thật sự. "Phiền não vô tận thệ nguyện đều dứt sạch" nghĩa là đem trí Bát Nhã tự tánh trừ sạch tâm tưởng hư vọng. "Pháp môn vô lượng thề nguyện đều tu học". Nghĩa là tự mình cần phải thấy tánh và thường xuyên thực hành chánh pháp, đó gọi là học chân thật. "Phật đạo vô thượng thệ nguyện được viên thành", nghĩa là khi đã quyết tâm thường xuyên thực hành chánh trực rồi, lìa mê lìa giác, thường sanh trí tuệ, trừ chân, trừ vọng thì sẽ thấy Phật tánh, tức là ngay sau câu nói sẽ thành tựu Phật đạo, luôn luôn nhớ nghĩ tu hành, đó là năng lực của thệ nguyện.
- Thiện tri thức! Quí vị đã phát 4 lời thệ nguyện rộng lớn rồi, bây giờ ta sẽ trao cho quý vị giới tam quy y vô tướng.
- Thiện tri thức! Quy y giác (Phật) lưỡng túc tôn, quy y Chánh (Pháp) ly dục tôn, quy y Tịnh (Tăng) chúng trung tôn. Từ nay trở đi đã gọi Giác là thầy thì không được theo tà ma ngoại đạo. Vì tự tánh Tam Bảo luôn luôn tự chứng minh. Ta khuyên các thiện tri thức hãy quy y tự tánh Tam Bảo.
Phật nghĩa là Giác - Pháp nghĩa là Chánh - Tăng nghĩa là Tịnh.
Quy y Giác nơi tự tâm thì tà mê chẳng sanh khởi, ít ham muốn, biết vừa đủ có thể xa lìa tài sắc, gọi là lưỡng túc tôn.
Quy y Chánh nơi tự tâm thì niệm không tà kiến, vì không tà kiến cho nên không nhân ngã cống cao tham ái chấp trước, gọi là ly dục tôn.
Quy y Tịnh nơi tự tâm thì đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục, tự tánh không nhiễm trước, gọi là chúng trung tôn.
Quy y Tịnh nơi tự tâm thì đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục, tự tánh không nhiễm trước, gọi là chúng trung tôn.
Nếu tu theo hạnh này tức là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, nên cả ngày đêm luôn luôn thọ trì tam quy giới. Nhưng nếu bảo là quy y Phật thì Phật ở chổ nào? Nếu không thấy Phật thì y cứ vào đâu mà quy, vậy lời nói này trở thành hư dối.
- Thiện tri thức! Tự mình hãy quán sát chớ dụng tâm sai lầm. Trong văn kinh có nói rõ ràng là Tự quy y Phật chứ chẳng nói quy y tha phật, tự Phật của chính mình mà chẳng quy về, thì không có chỗ nào khác để nương tựa cả. Nay đã hiểu rồi, quý vị nên quay về nương tựa nơi Tam bảo tự tâm của mình. Ở trong thì điều phục tánh tâm, ở ngoài thì kính trọng mọi người, đó chính là Tự quy y.
- Thiện tri thức! Đã quy y tam bảo nơi mình rồi, các vị hãy chí tâm nghe tôi nói về ba thân một thể của Phật nơi tự tánh, để quý vị thấy rõ ba thân mà tự ngộ tự tánh.
Tất cả hãy nói theo ta:
+ Từ nơi sắc thân này, quy y Thanh tịnh pháp thân Phật.
+ Từ nơi sắc thân này, quy y Viên Mãn báo thân Phật.
+ Từ nơi sắc thân này, quy y ngàn trăm ức hóa thân Phật.
- Thiện tri thức! Sắc thân chỉ là quán trọ, không thể bảo quay về đó được, phải hướng vào trong tự tánh của ba thân Phật mà người đời ai cũng có đó, nhưng vì tự tâm mình mê nên chẳng thấy Như Lai ở trong, mà chỉ tìm ba thân Như Lai ở ngoài, nên không thấy trong tự thân mình có ba thân Phật.
Quý vị hãy nghe nói, để cho quý vị thấy tự tánh có ba thân Phật ở trong tự thân mình. Ba thân Phật này từ nơi tự tánh sanh, chớ chẳng phải có được từ bên ngoài.
Sao gọi là Thanh tịnh pháp thân Phật? Nghĩa là tánh người đời vốn thanh tịnh. Muôn pháp từ tự tánh sanh, nên khi nghĩ đến những điều ác thì sẽ nảy sanh những hành động ác, khi nghĩ đến những điều thiện thì sẽ nảy sanh những hành động thiện. Như vậy, các pháp đều ở trong tự tánh giống như bầu trời trong trẻo thì mặt trời mặt trăng sáng tỏ, nhưng vì mây nổi che khuất ở giữa nên trên sáng dưới tối, nếu gặp gió cuốn, mây trôi đi thì trên dưới sẽ sáng trở lại, và mọi vật lại hiện rõ. Tánh người đời cũng trôi nổi như những đám mây trời kia.
- Thiện tri thức! Trí như mặt Trời, Tuệ như mặt trăng. Trí tuệ thường sáng tỏ, nhưng vì chấp cảnh bên ngoài nên bị mây vọng niệm nổi lên che lấp tự tánh làm cho nó không được sáng rỏ, nếu gặp thiện tri thức, nghe pháp chân chánh tự trừ mê vọng thì trong ngoài sẽ sáng suốt, và muôn pháp sẽ hiện ra ở trong tự tánh. Người thấy tánh cũng vậy, đó gọi là Thanh tịnh pháp thân Phật.
- Thiện tri thức! Tâm mình quy y tự tánh là quy y Phật chân thật.
Tự quy y, nghĩa là từ bỏ tâm bất thiện, tâm ghen ghét, tâm quanh co, tâm ngã mạn, tâm hư dối, tâm khinh người, tâm ngạo mạn đối với người khác, tâm tà kiến, tâm cống cao ở trong tự tánh, và tất cả những hành động bất thiện trong mọi lúc. Luôn luôn tự biết lỗi mình chẳng nói những việc tốt xấu của người khác, đó là tự quy y. Thường phải có tâm khiêm nhường kính trọng mọi người, đó là thấy tánh thông đạt, không bị chướng ngại vướng mắc, đó gọi là Tự quy y.
Sao gọi là Viên mãn báo thân? Cũng giống như một ngọn đèn có khả năng phá tan bóng tối ngàn năm, một trí tuệ cũng lại có khả năng tiêu diệt si mê trong vạn năm. Chớ nghĩ đến những chuyện đã qua, vì chúng không thể hiện hữu lại được, mà luôn luôn hãy nghĩ đến tương lai, niệm niệm sáng tỏ tròn đầy, tự thấy bản tánh, thiện ác tuy khác nhưng bản tánh không hai, tánh không hai là thật tánh. Trong thật tánh này chẳng nhiễm thiện ác, đó gọi là Viên mãn báo thân Phật.
Nếu tự tánh khởi lên một niệm ác thì sẽ tiêu diệt cái nhân thiện vạn kiếp. Nếu tự tánh khởi lên một niệm thiện thì nghiệp ác như số cát sông Hằng cũng đều tiêu hết, và tự nhiên thẳng đến Vô thượng Bồ đề. Trong từng mỗi niệm tự thấy không mất đi niệm đầu (tự tánh) thì gọi là báo thân.
Sao gọi là Thiên bách ức hóa thân? Nếu chẳng nghĩ về muôn pháp thì tánh chúng vốn như không, còn nếu một niệm suy lường tức là biến hóa. Nghĩ về việc ác thì hóa ra địa ngục, nghĩ về việc thiện thì hóa ra thiên đường, độc hại hóa ra rồng rắn, từ bi hóa thành Bồ tát, trí tuệ hóa thành cõi trên, ngu si hóa thành cõi dưới. Tự tánh biến hóa rất nhiều, người mê chẳng hề tỉnh giấc, niệm niệm khởi ác, luôn theo đường ác mà làm, nếu một niệm hồi tâm về thiện thì trí tuệ liền sanh, đó gọi là tự tánh hóa thân Phật.
- Thiện tri thức! Pháp thân vốn đầy đủ, niệm niệm tự tánh thì tự thấy, tức là báo thân Phật. Từ báo thân suy lường ra đức là hóa thân Phật. Tự mình hiểu, tự mình tu công đức của tự tánh, đó là quy y chân thật. Da thịt là sắc thân, sắc thân là quán trọ nên chẳng thể bảo chúng là chỗ quy y được, chỉ cần tỏ ngộ ba thân nơi tự tánh thì sẽ biết tự tánh Phật. Ta có một bài tụng vô tướng, nếu luôn luôn trì tụng thì qua lời tụng đó tội mê tích tụ nhiều kiếp sẽ cùng lúc tiêu diệt.
Tụng rằng:
Người mê tu phước chẳng tu đạo
Cứ bảo tu phước chính là đạo
Bố thí cúng dường phước vô cùng
Trong tâm cứ tạo ba điều ác
Ngỡ rằng tu phước tiêu ma tội
Được phước đời sau tội vẫn còn
Muốn trừ duyên tội hướng về tâm
Tự tánh sám hối mới làm chân
Chợt ngộ đại thừa chân sám hối
Trừ tà làm chánh tức không tội
Học đạo thường xét nơi tự tánh
Tức cùng chư Phật đồng một loại
Tổ ta chỉ truyền pháp đốn này.
Nguyện khắp thấy tánh đồng một thể
Tương lai nếu muốn tìm pháp thân
Lìa tướng các pháp rửa sạch tâm
Nỗ lực tự thấy chớ ưu tư
Niệm sau chợt dứt một đời ngưng
Nếu ngộ thấy tánh đại thừa được
Chấp tay thành khẩn chí tâm cầu.
Sư bảo:
- Thiện tri thức! Tất cả hãy thuộc lấy, theo đây mà tu hành, qua những lời này sẽ thấy tánh, dù cách ta ngàn dặm, nhưng vẫn ở gần ta. Nếu qua những lời này mà chẳng hiểu, thì dù ở trước mặt vẫn như xa ngàn dặm. Chúc mọi người ra về bình an, chúng nghe pháp không ai là chẳng tỏ ngộ, hoan hỷ phụng hành.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008
0 nhận xét
categories: | | edit post




TỌA THIỀN
Sư thị chúng:
- Môn tọa thiền này nguyên không vướng mắc tâm, không vướng mắc tịnh cũng không phải bất động. Nếu bảo vướng mắc tâm thì tâm vốn là vọng. Nên biết tâm này như huyễn nên không có chỗ vướng mắc. Nếu bảo vướng mắc tịnh thì tánh người vốn tịnh, nhưng do vọng niệm nên che lấp chân như. Chỉ cần không vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Nếu khởi tâm vướng mắc tịnh thì chỉ là thứ tịnh của vọng mà thôi, đã là vọng thì không chỗ để bám vào nên gọi là vọng. Tịnh vốn không hình tướng, nhưng lại lập ra tướng tịnh và cho đó là công phu, nếu có kiến giải như vậy thì sẽ làm chướng ngại bổn tánh của mình và sẽ bị tịnh trói buộc.
- Thiện tri thức! Nếu tu mà chẳng động, vậy chỉ cần khi thấy mọi người không thấy phải quấy, thiện ác, tội lỗi của người thì đó chính là tánh chẳng động.
- Thiện tri thức! Người mê, thân tuy chẳng động nhưng khi mở miệng ra hoàn toàn nói chuyện thị phi, hay dở, tốt xấu của người khác, như vậy là trái với đạo. Nếu vướng mắc tâm, vướng mắc tịnh tức là chướng ngại đạo.
Sư thị chúng:
- Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn này không có gì làm chướng ngại cả. Bên ngoài đối với tất cả cảnh thiện ác mà tâm niệm không khởi lên, đó gọi là tọa. Bên trong, thấy tự tánh bất động, đó gọi là thiền.
- Thiện tri thức! Sao gọi là Thiền định? Bên ngoài lìa tướng là thiền, bên trong chẳng loạn là định. Bên ngoài nếu chấp tướng thì bên trong tâm loạn. Bản tính vốn tự tịnh tự định. Chỉ vì thấy cảnh, duyên cảnh nên tâm loạn. Nếu thấy mọi cảnh tâm không loạn, đó gọi là chân định.
- Thiện tri thức! Ngoài lìa tướng là thiền, trong chẳng loạn là định, ngoài thiền trong định, đó là thiền định. Kinh Bồ tát giới nói: "Ta xưa nay tự tánh thanh tịnh".
- Thiện tri thức! Ở trong mỗi niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự mình tu, tự mình thực hành và tự mình thành tựu Phật đạo.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008
0 nhận xét
categories: | | edit post

PHẨM THỨ TƯ
ĐỊNH TUỆ

Sư thị chúng:
- Thiện tri thức! Pháp môn này của Ta, lấy định tuệ làm gốc. Đại chúng chớ lầm bảo rằng Định Tuệ khác nhau. Định-Tuệ cùng một thể chẳng phải hai. Định là thể của Tuệ, Tuệ là dụng của Định. Khi có Tuệ thì Định ở trong Tuệ, khi đã Định thì Tuệ ở trong Định. Nếu biết được nghĩa này thì Định-Tuệ cùng học.
Những người học đạo chớ bảo có Định trước mới phát Tuệ sau, hoặc có Tuệ trước mới phát định sau. Thấy như vậy thời pháp có hai tướng. Miệng nói lời thiện mà trong tâm chẳng nói thiện-cứ nói khống lên là có định tuệ và định tuệ không đồng nhau. Nếu tâm và miệng đều thiện, trong ngoài như một thì Định và Tuệ đồng nhau. Tự mình ngộ và tu hành thì chẳng cần sự tranh cãi, nếu tranh chấp có trước có sau thì giống như người mê, nếu không bỏ đi được sự hơn thua thì sẽ tăng thêm chấp ngã chấp pháp và chẳng lìa được bốn tướng.
Thiện tri thức! Định-Tuệ như thế nào? Định-Tuệ giống như đèn và ánh sáng, có đèn tức có ánh sáng, không đèn thì tối. Đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn. Tên chúng tuy có hai, nhưng thể của chúng là một. Pháp định tuệ này cũng vậy.
Sư thị chúng:
- Thiện tri thức! Nhất hạnh tam muội là trong khi đi đứng ngồi nằm, bất cứ ở nơi nào cũng thường thực hành một cái tâm ngay thẳng mà thôi. Ngài Tịnh Danh nói: "Tâm ngay thẳng là đạo tràng, tâm ngay thẳng là tịnh độ". Chớ để tâm nghĩ quanh co mà chỉ nói những lời chân thật ngoài miệng, hay miệng chỉ nói nhất hạnh tam muội mà tâm không thực hành ngay thẳng. Khi thực hành tâm ngay thẳng chỉ cần không chấp vào tất cả pháp là được. Người mê bị vướng vào tướng các pháp, nên chấp chặt vào nhất hạnh tam muội, và cho rằng thường ngồi yên bất động, vọng tâm không khởi tức là nhất hạnh tam muội. Hiểu như vậy thời khác nào, loài vô tình, chính đó là nhân duyên làm trở ngại đạo.
Thiện tri thức! Đạo cần phải lưu thông, sao để trình trệ? Tâm chẳng trụ nơi pháp, đạo mới lưu thông - Nếu để tâm trụ vào pháp thì tự mình trói buộc. Nếu bảo thường ngồi bất động là đúng, vì cớ gì Xá Lợi Phất ngồi yên trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở trách?
Thiện tri thức! Lại có người dạy ngồi xem tâm quán tĩnh, chẳng động thân, không khởi niệm, dụng công như vậy người mê chẳng hiểu, liền chấp vào đó trở thành bệnh điên. Những kẻ như thế rất đông, chúng dạy lẫn nhau thật là việc làm lầm lạc lớn.
Sư thị chúng:
- Thiện tri thức! Xưa nay chánh giáo không có đốn tiệm, vì tánh người có chậm có nhanh, người mê khế hợp từ từ, người ngộ khế hợp tức khắc. Nhưng tự biết bổn tâm, tự thấy bổn tánh vốn không sai biệt. Do đó gọi tạm là Đốn tiệm.
- Thiện tri thức! Pháp môn này của ta từ trên xuống dưới, trước hết lập vô niệm làm tông, vô tướng làm thể, vô trụ làm gốc. Vô tướng nghĩa là ở trong niệm mà không niệm. Vô trụ nghĩa là bản tánh của con người đối với những việc thiện ác, tốt xấu cho đến kẻ oán người thân ở thế gian, hoặc khi nói năng xúc phạm khinh khi tranh chấp đều coi như không, chẳng nghĩ đến việc trả thù hại người, từng niệm từng niệm không nghĩ đến những cảnh đã qua. Nếu niệm trước, đến niệm này, qua niệm sau mà niệm niệm nối tiếp nhau không dứt, đó gọi là trói buộc. Đối với các pháp niệm niệm không trụ tức không bị trói buộc. Vì thế nên lấy vô trụ làm gốc là vậy.
- Thiện tri thức! Bên ngoài lìa tất cả tướng gọi là vô tướng, lìa khỏi tướng thì thể pháp thanh tịnh. Vì thế nên lấy vô tướng làm thể.
- Thiện tri thức! Đối với các cảnh tâm không đắc nhiễm thì gọi là vô niệm. Tự trong mỗi niệm thường xa lìa các cảnh, không đối cảnh sanh tâm. Nếu bảo rằng chỉ cần trăm việc khôngnghĩ đến, từ bỏ hết các niệm, một niệm mà dứt tức là chết để sanh vào nơi khác, ấy là điều sai lầm to. Kẻ học đạo nên suy nghĩ, nếu không hiểu ý nghĩa pháp Phật thì lầm đã đành mà còn khiến cho kẻ khác lầm theo. Tự mình mê muội không hiểu mà còn đi hủy báng kinh Phật nữa. Cho nên lập vô niệm làm Tông.
- Thiện tri thức! Vì sao lập vô niệm làm tông? Vì người mê miệng chỉ nói thấy tánh, nhưng đối với cảnh thì sanh vọng niệm, từ vọng niệm khởi lên tà kiến. Rồi từ đó tất cả những trần lao vọng tưởng sanh ra. Tự tánh vốn không có một pháp nào để được, nếu có đạt được thì đó cũng chỉ là thứ họa phước bịa nói mà thôi, đó chính là trần lao tà kiến - cho nên pháp môn này lập vô niệm làm Tông.
- Thiện tri thức! Vô là vô cái gì? Niệm là niệm vật chi? Vô là không có hai tướng, không có những tâm trần lao. Niệm là niệm bổn tánh chân như chân như là thể của niệm, niệm là dụng của chơn như. Chân như là thể của niệm, niệm là dụng của chơn như. Tự tánh chân như khởi niệm chứ không phải mắt tai mũi lưỡi khởi niệm, vì chân như có tánh nên khởi niệm, nếu chân như không có tánh, thì mắt, tai, màu sắc, âm thanh sẽ bị hoại tức khắc.
- Thiện tri thức! Khi tự tánh chân như khởi niệm thì 6 căn tuy có nghe thấy hiểu biết, nhưng vẫn không nhiễm vào muôn cảnh, vì tánh chân như luôn luôn tự tại. Nên kinh dạy: "Thường khéo phân biệt tướng các pháp, nhưng đối với đệ nhứt nghĩa vẫn bất động".

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Hai, 21 tháng 1, 2008
0 nhận xét
categories: | | edit post







NGHI VẤN




Một hôm, Vi Thứ Sử vì Sư thiết trai đại hội, thọ trai xong Thứ Sử thỉnh sư lên tòa, cùng quan liêu sĩ thứ trang nghiêm đảnh lễ thưa rằng:
- Đệ tử đã nghe Hoà Thượng nói pháp thật bất khả tư nghì. Hôm nay có vài điều nghi ngờ, xin vì đệ tử giũ lòng từ bi giải nói cho.
Sư dạy:
- Có nghi cứ hỏi, ta sẽ vì các ngươi mà nói.
Vi thưa: Những điều Hòa Thượng nói phải chăng là tông chỉ của Đạt Ma Tổ Sư.
Sư đáp:
- Đúng.
Vi thưa: Đệ tử có nghe khi Đạt Ma mới giáo hóa cho Lương Võ Đế. Đế có hỏi rằng: "Một đời Trẫm xây dựng chùa chiền, cúng dường chúng Tăng, bố thí thiết trai, vậy có công đức gì không?" Đạt Ma dạy: "Thật chẳng có công đức gì cả". Đệ tử chưa rõ được lý này, mong Hòa Thượng vì đệ tử mà chỉ dạy.
Sư dạy:
- Thật chẳng có công đức gì cả, chớ nghi ngờ lời nói của Thánh xưa. Vì Võ Đế mang tâm tà nên chẳng hiểu chánh pháp. Việc xây dựng chùa chiền, cúng dường Tăng chúng, bố thí thiết trai là những việc cầu phước, chẳng thể đem phước đó để làm công đức được. Công đức thì ở trong pháp thân chứ chẳng phải ở việc tu phước.
Sư lại dạy:
- Thấy tánh là công, bình đẳng là đức. Trong mỗi niệm không bị vướng mắc, thường thấy cái diệu dụng chân thật của bàn tánh chính là công đức. Trong tâm nhún nhường khiêm tốn là công, bên ngoài thực hành lễ bái là đức. Tự tánh kiến lập muôn pháp là công, thể tâm lìa niệm là đức. Nếu muốn tìm pháp thân công đức nên theo đó mà làm thì mới thật là chân công đức. Người tu công đức, tâm không khinh rẽ thường kính trọng tất cả. Nếu tâm thường khinh rẽ mọi người thì tánh tự cao ngã mạn không dứt và tự mình không có công. Tự tánh của mình hư vọng không thật là không có đức. Bởi vì tự cao tự đại ngã mạn khinh thường mọi người.
Thiện tri thức! Niệm niệm không gián đoạn là công, tâm thực hành ngay thẳng là đức. Tự sửa tánh là công, tự sửa thân là đức.
Thiện tri thức! Công đức cần phải tìm thấy trong tự tánh, chứ không phải do bố thí cúng dường mà cầu được. Đó chính là sự khác biệt giữa phước đức và công đức. Tại Võ Đế chẳng hiểu lý chân thật, chớ chẳng phải Tổ Sư ta nói sai.
Thứ Sử lại thưa:
- Đệ tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A-Di-Đà nguyện sanh về phương Tây. Xin Hòa Thượng nói cho biết có sanh về nước kia được không? Nguyện vì đệ tử mà phá chỗ nghi ngờ này.
Sư dạy:
- Sử Quân hãy nghe cho rõ Huệ Năng sẽ vì ông mà nói: Khi đức Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ có nói về cõi phương Tây để dẫn dắt hóa độ mọi người, mà trong văn kinh đã nói rõ ràng cách đây không bao xa. Nếu luận về tướng thì có mười vạn tám nghìn dặm, nhưng con số này là con số tượng trưng để chỉ cho 10 ác 8 tà ở trong người chúng ta, cho nên nói xa. Nói xa là vì người hạ căn, còn nói gần là vì bậc thượng trí. Người thì có hai hạng, nhưng pháp thì không hai. Vì có kẻ mê người ngộ nên có kiến giải mau chậm sai biệt. Người mê thì nhờ niệm Phật cầu vãn sanh về nước kia, còn người ngộ thì tự trong sạch tâm mình. Cho nên Phật dạy: "Tùy tâm mình tịnh thì cõi Phật tịnh".
Sử Quân là người phương đông chỉ cần tâm tịnh thì không có tội, cho dù là người phương tây nhưng tâm không tịnh thì vẫn có tội như thường. Người phương Đông tạo tội niệm Phật để cầu về phương tây, còn người phương tây tạo tội thì niệm Phật cầu sanh về nơi nào? Phàm phu chẳng rõ tự tánh, chẳng biết tịnh độ trong người thì nguyện Đông nguyện Tây, chứ người đã ngộ rồi thì ở bất cứ nơi nào cũng được. Cho nên Phật dạy: "Theo chỗ ở mà thường an vui". Nếu tâm địa của Sử Quân hoàn toàn thiện thì phương tây cách đây chẳng xa, còn nếu ôm lòng bất thiện thì dù có niệm Phật cầu vãng sanh cũng khó đến.
Nay tôi khuyên các Thiện tri thức trước hết hãy từ bỏ 10 điều ác, tức quý vị đã đi 10 vạn dặm, sau đó trừ 8 tà tức sẽ vượt qua 8 ngàn dặm nữa. Mỗi niệm thường thấy tánh, thường làm ngay thẳng, được như vậy, thì trong vòng khảy móng tay liền gặp Phật Di Đà. Sử quân chỉ cần thực hành 10 điều thiện thì cần gì phải nguyện vãng sanh? Nếu tâm chẳng đoạn trừ 10 điều ác thì Phật nào đến trước? Nếu ngộ được pháp đốn vô sanh thì phương tây sẽ thấy ngay tức khắc. Nếu chẳng ngộ mà niệm Phật cầu vãng sanh thì đường quá xa xôi làm sao đến được?
Bây giờ, Huệ Năng sẽ dời cõi phương tây về trong chốc lát để cho quý vị thấy ngay trước mắt, Quý vị muốn thấy không?
Toàn thể đảnh lễ thưa:
- Nếu thấy được ở nơi này, thì cần gì phải cầu gì phải cầu vãng sanh? Nguyện xin Hòa Thượng từ bi hiện ngay cõi phương tây cho mọi người được thấy.
Sư dạy:
- Đại chúng! Sắc thân của chúng ta là thành trì, mắt tai mũi lưỡi là cửa ngõ. Bên ngoài có 5 cửa thành, bên trong lại có cửa ý. Tâm là lãnh địa, Tánh là vua, vua ở trên đất Tâm. Tánh hiện hữu thì vua hiện hữu, tánh mất đi thì vua cũng không còn. Tánh hiện hữu thì thân tâm tồn tại, tánh mất đi thì thân hoại vong. Muốn làm Phật nên tìm về trong tánh, chớ tìm Phật ở ngoài thân. Tự tánh mê là chúng sanh. Tự tánh giác là Phật. Từ bi là Quán Âm-Hỷ xả là Thế Chí- Năng tịnh là Thích Ca - Ngay thẳng là Di Đà. Nhân ngã là Tu Di - Tham dục là nước biển - Phiền não là sóng cồn. Độc hại là rồng dữ - Hư vọng là quỷ thần - Trần lao là tôm cá - Tham sân là địa ngục - Ngu si là súc sanh.
Thiện tri thức! Hãy luôn luôn thực hành 10 điều thiện thì thiên đường sẽ đến, bỏ nhân ngã thì tu di sẽ đổ, trừ tham dục thì nước biển sẽ khô, phiền não đã không thì sóng cồn cũng lặng, và độc hại đã trừ thì tôm cá cũng mất. Lúc đó, từ trên lãnh địa tự tâm, giác tánh như lai phóng đại quang minh chiếu soi 6 cửa bên ngoài làm thành thanh tịnh và có công năng phá các cõi trời lục dục, bên trong, tự tánh chiếu soi tức trừ ba độc và những tội địa ngục cùng lúc bị tiêu diệt. Khi trong ngoài đã sáng suốt thì cả khác chi cõi phương Tây. Nếu không tu như vậy thì làm sao đến được phương kia?
Đại chúng nghe xong, đều thấy rõ tự tánh, mọi người đảnh lễ tán thán: Hay thay! Rồi cùng xướng lên rằng: Nguyện cho chúng sanh khắp pháp giới khi nghe lời Thầy cùng lúc tỏ ngộ. Sư dạy:
- Thiện tri thức! Nếu muốn tu hạnh này, thì ở tại gia tu cũng được cần gì phải ở chùa. Ở nhà mà thực hành được thì cũng giống như người phương Đông có tâm thiện, còn ở chùa mà chẳng tu thì cũng như người phương Tây có tâm ác. Chỉ có tâm thanh tịnh mới là tự tánh của phương Tây.
Vi lại thưa:
- Bằng cách nào cho người tại gia tu hành? Xin Hòa thượng vì mọi người chỉ dạy.
Sư nói:
- Ta sẽ nói cho Đại chúng một bài tụng vô tướng, chỉ cần theo đó mà tu thì luôn luôn ở gần bên ta. Nếu không tu theo đó thì dù có xuống tóc xuất gia cũng không có ích gì đối với đạo. Tụng rằng:
Tâm bình nhọc gì trì giới
Hạnh trực cần chi tu thiền
Ơn thì hiếu dưỡng cha mẹ
Nghĩa thì trên dưới thương nhau
Nhường thì trên dưới kính hòa
Nhẫn thì xấu dở không bàn
Nếu dùi cây ra lửa được
Bùn lầy sẽ trổ Hồng liên
Đắng miệng chính là thuốc hay
Trái tai ắt phải lời ngay
Sửa lỗi tất sanh trí tuệ
Trong tâm che xấu ác ghê
Hằng ngày thường làm lợi ích
Thành đạo đâu tại cho tiền
Bồ đề tìm hướng nơi tâm
Nhọc gì hướng ngoại cầu huyền
Nghe nói theo đây tu sửa
Phương Tây trước mắt đây rồi.
Sư lại nói:
- Thiện tri thức! Mọi người cần phải theo kệ tu hành, thấy được tự tánh thì tức khắc thành Phật. Thời giờ chẳng chờ đợi ai, mọi người nên giải tán. Ta sẽ về Tào Khê. Nếu ai có nghi, cứ đến mà hỏi.
Bấy giờ, Thứ Sử, quan liêu cùng thiện nam, tín nữ ở trong pháp hội đều được khai ngộ, tín thọ phụng hành.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008
0 nhận xét
categories: | | edit post





BÁT NHÃ




Hôm sau, Vi Sử Quân thỉnh Sư thuyết pháp. Sư lên tòa bảo đại chúng rằng:
- Tất cả hãy dùng tâm thanh tịnh mà niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La mật đa.
Lại bảo:
- Thiện tri thức! Trí Bát nhã Bồ đề người đời vốn tự có, vì duyên vào tâm mê mà chẳng tự ngộ, cần phải nhờ vào bậc đại thiện tri thức chỉ đường để thấy tánh. Nên biết rằng Phật tánh của kẻ ngu và người trí vốn không sai khác, chỉ vì duyên mê ngộ không đồng nên mới có kẻ ngu người trí. Nay ta vì mọi người mà nói pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, để cho các ngươi, mỗi người tự được Trí tuệ. Chí tâm lắng nghe, Ta sẽ vì các ngươi mà nói:
- Thiện tri thức! Người đời suốt ngày miệng niệm Bát Nhã, nhưng không biết tự tánh Bát Nhã, cũng giống như miệng chỉ nói ăn mà không ăn thì làm sao no bụng được? Ngoài miệng chỉ nói không thì muôn kiếp cũng chẳng thấy được tánh, cuối cùng chẳng lợi ích chi!
- Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba la Mật là tiếng Phạn, ở đây dịch là Trí tuệ lớn vượt đến bờ bên kia. Đây cần tâm hành chứ chẳng cần miệng niệm. Vì miệng niệm mà tâm chẳng thực hành thì cũng như huyễn, như hóa, như sương, như chớp. Miệng niệm tâm thực hành thì tâm miệng tương ưng. Bản tánh là Phật, lìa tánh không có Phật nào khác.
Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là lớn, tâm lượng rộng lớn như Hư không, không có biên giới, nó cũng không vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải xanh đỏ vàng trắng, cũng không phải trên dưới dài ngắn, cũng không giận không vui, không phải không quấy, không thiện không ác, không có đầu và đuôi. Các cõi chư Phật như hư không, diệu tánh người đời vốn không, chẳng có một pháp nào có thể được cả. Tự tánh chân không cũng lại như vậy.
- Thiện tri thức! Chớ nghe ta nói không vội chấp vào không, đệ nhất tối kỵ là chấp đắm vào không. Nếu dùng tâm không để ngồi yên tức là chấp vào cái không, vô ký.
- Thiện tri thức! Hư không của thế giới hàm chứa cảnh sắc muôn vật như: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi sông, đại địa, suối nguồn khe động, cỏ cây rừng rú, kẻ ác người thiện, pháp thiện, pháp ác, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn và núi Tu di đều ở trong hư không này. Tánh không của người đời cũng như vậy.
- Thiện tri thức! Tự tánh có thể hàm chứa muôn pháp nên gọi là lớn, muôn pháp ở trong tánh mọi người. Nếu thấy tất cả những người ác cũng như thiện, hết thảy đều chẳng giữ chẳng buông cũng như chẳng nhiễm đắm, tâm luôn như hư không thì gọi là lớn. Cho nên gọi là Ma Ha.
- Thiện tri thức! Người mê thường nói ngoài miệng, kẻ trí thì luôn luôn thực hành ở trong tâm. Lại có kẻ mê dùng tâm không để ngồi yên, cả trăm việc không nghĩ đến thì tự cho là lớn, hạng người này chẳng cần phải nói tới, vì loại này thuộc tà kiến.
- Thiện tri thức: Cái lượng của Tâm rộng khắp pháp giới, cái dụng của nó phân minh rõ ràng, khi đem ứng dụng thì biết tất cả. Tất cả là một một là tất cả, đi lại tự do, thể của tâm không vướng mắc đó là Bát Nhã.
- Thiện tri thức! Tất cả trí Bát Nhã đều từ trong tự tánh mà sanh ra, chẳng từ bên ngoài vào, chớ sai lầm bảo dụng ý là tự dụng của chân tánh, một chân tất cả chân, tâm lường việc lớn chứ không làm chuyện nhỏ. Suốt ngày miệng chớ nói không mà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như thường dân mà tự xưng là quốc vương, rốt cuộc chẳng bao giờ được, kẻ ấy không phải là đệ tử của ta.
- Thiện tri thức! Sao gọi là Bát Nhã? Bát nhã tiếng gọi là trí tuệ. Bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, trong mỗi niệm mà không si mê thường thực hành trí tuệ tức là thực hành Bát Nhã vậy. Một niệm si mê thì Bát Nhã mất, một niệm trí khởi lên thì Bát nhã sanh. Người đời ngu si chẳng thấy Bát Nhã, luôn luôn nói không mà chẳng biết chân không. Bát nhã không có hình tướng, tâm trí tuệ tức là Bát nhã. Nếu hiểu được như vậy thì gọi là Trí Bát nhã.
- Sao gọi là Ba La Mật? Đó là tiếng Tây Trúc, Đường dịch là Đáo bỉ ngạn, ta dịch là đến bờ kia. Có nghĩa là lìa sanh diệt. Nếu chấp vào cảnh thì sanh diệt khởi lên, như nước nổi sóng, chỉ bờ bên này. Nếu lìa cảnh thì không còn sanh diệt, như nước chảy xuôi dòng, chỉ bờ bên kia, cho nên gọi là Ba la Mật.
- Thiện tri thức! Người mê miệng thường niệm, nhưng trong khi niệm thường là vọng là quấy, nếu trong mỗi niệm mà hành, thì đó gọi là chân tánh. Ngộ được pháp này, đó chính là pháp Bát nhã, ai tu theo hạnh này chính là hành Bát nhã, còn chẳng tu là phàm phu, trong một niệm nếu tu hành thì ngay lúc đó tự thân đồng với Phật.
- Thiện tri thức! Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ đề. Niệm trước nếu mê tức phàm phu, niệm sau nếu ngộ tức Phật, niệm trước nếu chấp cảnh tức phiền não, niệm sau nếu lìa cảnh tức Bồ đề.
- Thiện tri thức! Ma ha Bát Nhã Ba la Mật là đệ nhất, tối tôn, tối thắng, không ở, không đi, không đến. Chư Phật ba đời đều từ trong đó mà ra. Phải vận dụng đại trí tuệ mà đả phá phiền não của năm uẩn. Như đây mà tu hành thì quyết định sẽ thành Phật, biến ba độc thành giới-định-tuệ.
- Thiện tri thức! Pháp môn này của Ta do từ một Bát nhã mà sanh ra tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Vì sao? Vì đối với người đời có tám muôn bốn ngàn trần lao, nếu không có trần lao thì trí tuệ thường hiện hữu không lìa tự tánh. Ngộ được pháp này tức là vô niệm, không nhớ, không chấp, không khởi cuồng vọng, dùng tự tánh chân như của mình, lấy trí tuệ quán chiếu, đối với tất cả pháp không giữ không buông tức là thấy tánh thành Phật.
- Thiện tri thức! Nếu muốn vào sâu pháp giới và Bát nhã tam muội thì phải tu hạnh Bát nhã, trì tụng kinh Kim Cương Bát nhã, sẽ được thấy tánh. Phải biết rằng kinh này, công đức trì tụng vô lượng vô biên, trong kinh tán thán rõ ràng, ở đây không thể nói hết.
Pháp môn này là pháp môn tối thượng thừa, vì người có trí tuệ lớn mà nói, vì người thượng căn mà nói, còn người tiểu căn tiểu trí nghe qua sẽ sanh tâm bất tín. Vì sao? Ví như một con rồng lớn tuôn mưa xuống cõi Diêm Phù Đề, thành ấp xóm làng đều bị nước cuốn trôi như lá táo, nhưng nếu mưa trên biển cả thì vẫn không tăng hay giảm. Các bậc đại thừa, tối thượng thừa nghe nói kinh Kim Cương thì tâm khai mở tỏ ngộ liền. Nên biết bản tánh tự có Trí bát nhã, tự dùng trí tuệ luôn luôn quán chiếu, nên không cần qua văn tự. Giống như nước mưa mang lại sự nhuần thắm cho tất cả chúng sanh, cho cỏ cây, hữu tình cùng vô tình để rồi đổ vào trăm sông ngàn rạch chảy về biển cả hợp lại thành một thể, Trí bát nhã bản tánh chúng sanh cũng vậy.
- Thiện tri thức! Hàng tiểu căn khi nghe pháp đốn giáo này, cũng giống như những loài cỏ cây gốc rễ mềm yếu, nếu bị mưa lớn sẽ bị ngã rạp tất cả không thể tăng trưởng được, hàng tiểu căn cũng như vậy. Họ vốn có trí bát nhã như bậc đại trí không khác, nhưng tại sao khi họ nghe pháp mà chẳng tự khai ngộ? Vì bị chướng ngại bởi tà kiến nặng, gốc phiền não quá sâu, như mây dày che khuất mặt trời khi chưa bị gió thổi tan, nên ánh mặt trời không hiện ra được.
Trí Bát nhã cũng không lớn không nhỏ, nhưng vì tự tâm của tất cả chúng sanh mê ngộ không đồng. Tâm mê chỉ thấy bên ngoài nên khi tu hành chỉ tìm Phật ở ngoài tâm, chưa ngộ được tự tánh, đó là hàng tiểu căn. Nếu tỏ ngộ đốn giáo thì chẳng cần tu bề ngoài, mà đối với tự tâm thường khởi lên chánh kiến thì phiền não trần lao thường không làm nhiễm được, đó là thấy tánh.
- Thiện tri thức! Trong ngoài chẳng trụ thì đi lại tự do, trừ được tâm chấp trước thì thông đạt vô ngại. Tu hành được như vậy thì cùng với kinh Bát nhã không khác.
- Thiện tri thức! Tất cả kinh điển văn tự, hai thừa đại tiểu, 12 bộ kinh, tất cả đều do con người đặt ra, nhờ vào tánh trí tuệ nên mới kiến lập ra được. Nếu không có con người thì tự nó, muôn pháp không hiện hữu. Cho nên phải biết muôn pháp có được là do con người dựng nên, tất cả mọi thứ kinh sách có được là con người nói ra. Nhưng trong con người có kẻ ngu người trí, ngu thuộc loại tiểu căn, trí thuộc loại đại căn. Kẻ ngu hỏi người trí, người trí nói cho kẻ ngu nghe, người nghe bổng nhiên tâm tỏ ngộ, khi đó cùng với người trí không khác.
- Thiện tri thức! Chưa ngộ, Phật là chúng sanh, một niệm ngộ rồi chúng sanh là Phật. Nên biết muôn pháp đều từ nơi tâm. Sao không từ trong tự tâm thấy ngay bản tánh chân như? Kinh Bồ tát giới nói: "Bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh". Nếu biết tự tâm thấy được tự tánh thì sẽ thành Phật. Kinh Tịnh Danh nói: "Ngay lúc ấy được lại bản tâm".
- Thiện tri thức! Khi ta ở nơi Hòa Thượng Nhẫn vừa nghe qua câu nói chợt tỏ ngộ liền, thấy được bản tánh chơn như. Bởi vậy, nên đem giáo pháp này lưu hành cho mọi người học đạo cùng tỏ ngộ ngay Bồ đề. Mỗi người hãy tự xem xét tâm mình, tự thấy bản tánh của mình. Nếu tự mình không tỏ ngộ được, thì phải tìm bậc đại thiện tri thức, người đã thấu triệt pháp tối thượng thừa để chỉ thẳng vào đường chánh. Bậc thiện tri thức là nhân duyên lớn, giáo hóa hướng dẫn khiến cho thấy được tánh. Tất cả những pháp thiện đều nhờ thiện tri thức mới phát khởi lên.
Ba đời chư Phật, 12 bộ kinh vốn có đầy đủ trong tánh của mọi người. Nếu tự mình chẳng tỏ ngộ thì phải cầu thiện tri thức chỉ bày để thấy. Nếu tự mình ngộ được thì chẳng cần cầu bên ngoài. Nhưng cứ một mực chấp cần phải có thiện tri thức khác mới mong giải thoát thì điều này thật là phi lý. Vì sao? Vì tự trong tâm mình vốn đã có tri thức tự ngộ rồi. Nếu cứ khởi vọng niệm điên đảo tà mê, cho dù bên ngoài có thiện tri thức dạy dỗ đi nữa thì cũng chẳng thể nào cứu được. Nếu khởi lên trí Bát nhã chân chính để quán chiếu thì trong một sát-na tất cả những vọng niệm đều có thể dứt sạch. Nếu biết được tự tánh, một khi đã tỏ ngộ rồi thì liền đạt đến địa vị Phật.
- Thiện tri thức! Dùng trí tuệ quán chiếu thì sẽ thấu triệt rõ ràng trong ngoài, tự biết bản tâm. Nếu đã tự biết được bản tâm thì đó là căn bản giải thoát. Nếu đã được giải thoát tức là được Bát nhã Tam muội, đó là vô niệm.
Sao gọi là vô niệm? Là thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm chấp thì đó là vô niệm, diệu dụng khắp mọi nơi, nhưng không dính mắc vào bất cứ chỗ nào. Chỉ cần thanh tịnh bản tâm, để cho 6 thức khi tiếp xúc 6 trần qua 6 cửa (6 căn) không bị tạp nhiễm, đến đi tự do, thông dụng không vướng mắc, đó là Bát nhã tam muội tự tại giải thoát, cũng gọi là hạnh vô niệm. Nếu trăm việc không nghĩ tới, thì sẽ khiến cho niệm mất, như thế là bị pháp trói buộc, gọi là thấy một bên.
- Thiện tri thức! Người tỏ ngộ được pháp vô niệm thì sẽ thông hết muôn pháp, người tỏ ngộ được pháp vô niệm thì sẽ thấy mọi cảnh giới của Chư Phật, người tỏ ngộ được pháp vô niệm thì sẽ đạt đến địa vị Phật.
- Thiện tri thức! Đời sau nếu ai được pháp của ta, thì nên đem pháp môn đốn giáo này đối trước người cùng thấy, người cùng thực hành mà phát nguyện thọ trì như phụng sự Phật vậy, nếu suốt đời không lùi bước thì quyết định sẽ vào được địa vị Thánh. Nhưng chánh pháp tâm truyền tâm này, phải được trao truyền lại cho những người đi sau không được dấu diếm, còn nếu không phải là người cùng thấy, cùng thực hành, hay người khác môn phái thì không được truyền trao, vì chỉ có hại cho họ rốt cuộc chẳng ích lợi gì, và sợ rằng kẻ ngu không hiểu pháp môn này đâm ra hủy báng thì trăm kiếp ngàn đời sẽ đoạn mất chủng tánh Phật.
- Thiện tri thức! Ta có một bài tụng vô tướng, các vị nên trì tụng lấy, tại gia cũng như xuất gia theo đây mà tu hành. Nếu không tự tu mà chỉ nhớ lời suông thì cũng vô ích. Hãy nghe bài tụng của ta:
Nói thông và tâm thông
Như mặt trời trên không
Chỉ truyền pháp thấy tánh
Ra đời phá tà tông
Pháp thì không đốn tiệm
Mê ngộ có chậm mau
Chỉ môn thấy tánh này
Người ngu không thể thấu
Tuy nói ra muôn điều
Nhưng về một lý thôi
Phiền não trong nhà tối
Tuệ nhật thường sáng soi
Tà đến phiền não đến
Chánh đến phiền não lui
Chánh tà đều chẳng dụng
Thanh tịnh đến Niết bàn
Tự tánh vốn Bồ đề
Khởi tâm tức là vọng
Tịnh tâm ngay trong vọng
Chánh niệm không ba chướng
Người đời muốn tu đạo
Tất cả chẳng sợ chi
Thường tự thấy lỗi mình
Với đạo tức tương đương
Các loài tự có đạo
Không cùng nhau não hại
Lìa đạo để tìm đạo,
Suốt đời thấy đạo đâu
Lận đận suốt một đời
Cuối cùng tự ôm sầu
Muốn thấy đạo chân thật
Làm đúng tức là đạo
Đạo tâm nếu không mắt
Chẳng thấy, đường tối đi
Nếu người tu chân thật
Chẳng thấy lỗi thế gian
Nếu thấy lỗi người khác
Mình chê thì mình trái
Lỗi người ta chẳng chê
Ta chê, tự ta lỗi
Tự trừ tâm phỉ báng
Phá hết phiền não đi
Yêu ghét chẳng quan tâm
Thảnh thơi duổi chân nằm
Muốn hóa độ người khác
Mình phải có phương tiện
Chớ để người sanh nghi
Tự tánh sẽ hiện hữu
Phật pháp tại thế gian
Chẳng lìa thế gian có
Lìa đời tìm Bồ đề
Cũng như tìm sừng thỏ
Chánh kiến là xuất thế
Tà kiến là thế gian
Tà chánh đều dẹp hết
Tánh Bồ đề hiện rõ
Tụng này là đốn giáo
Cũng là thuyền pháp lớn
Mê: nghe bao nhiêu kiếp
Ngộ: trong vòng sát-na.

Sư lại dạy:
- Hôm nay, nơi chùa Đại Phạm ta nói đốn giáo này, nguyện cùng chúng sanh khắp pháp giới, nghe xong thấy tánh thành Phật liền.
Lúc ấy, Vi Sử Quân cùng các quan, xuất gia, tại gia nghe Sư thuyết xong không ai không tỉnh ngộ, đồng loạt đảnh lễ và tán thán rằng: Lành thay! Đâu ngờ Lãnh Nam có Phật ra đời.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | | edit post

HÀNH DO


Lúc bấy giờ Đại Sư đến Bảo Lâm, Vi Thứ sử Thiều Châu tên là Cừ cùng với các quan vào núi thỉnh Sư đến giảng đường Chùa Đại Phạm trong thành, vì họ mà khai duyên nói Pháp.
Sau khi Sư lên tòa, Thứ Sử cùng 30 vị quan liêu, hơn 30 vị nho tôn học sĩ, cùng hơn 1.000 Tăng-ni đạo tục cùng lúc làm lễ, và xin nghe pháp yếu.
Đại Sư bảo chúng:
- Thiện tri thức! Tự Tánh Bồ Đề xưa nay thanh tịnh, chỉ cần hiểu thẳng tâm này thì sẽ thành Phật.
Thiện tri thức! Hãy nghe qua xuất thân cùng việc đắc pháp của Huệ Năng tôi. Nghiêm phụ của Huệ Năng tôi nguyên quán ở Phạm Dương bị giáng chức đày đến Lãnh Nam và làm dân thường ở Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, côi cút sống với mẹ già, sau đó dời sang Nam Hải nghèo thiếu khổ cực, làm nghề bán củi ở chợ. Bấy giờ có người khách mua củi, sai mang đến khách điếm, sau khi người khách nhận xong, Huệ Năng tôi được tiền liền ra khỏi cửa, chợt nghe một người khách tụng kinh, Huệ Năng tôi vừa nghe lời kinh tâm liền khai ngộ, liền hỏi khách tụng kinh gì? Khách đáp, Kinh Kim Cương. Lại hỏi người từ đâu lại trì tụng kinh điển này? Khách đáp: Tôi từ chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, Kỳ Châu lại. Chủ hóa của ngôi chùa này là Ngũ tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư, môn hạ của Người có hơn ngàn người. Tôi đến đó lễ bái thọ thính Kinh này, Đại Sư thường khuyên tăng tục chỉ cần thọ trì kinh Kim Cương thì tự thấy tánh hiểu thẳng thành Phật, Huệ Năng tôi nghe nói biết mình có túc duyên đời trước. Lại nhờ một người khách cho Huệ Năng tôi 10 lạng bạc để cấp dưỡng mẹ già, và dạy sang Hoàng Mai tham lễ Ngũ Tổ, Huệ Năng tôi an trí mẹ già xong, liền từ biệt những người thân. Thời gian đi gần một tháng mới đến Hoàng Mai, lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi:
- Nhà ngươi là người phương nào? Muốn cầu vật chi?
Huệ Năng tôi đáp.
- Đệ tử là thường dân ở Tân Châu, đất Lãnh Nam, từ xa đến đây lễ Thầy, và chỉ cầu làm Phật chớ chẳng cầu việc chi.
Tổ bảo:
- Nhà ngươi, người Lãnh Nam là giống man ri mọi rợ, lại có thể làm Phật được sao?
Huệ Năng tôi thưa:
- Người tuy có Nam-Bắc nhưng Phật tánh không có Nam-Bắc. Thân tuy quê mùa mọi rợ cùng Hòa Thượng chẳng đồng nhưng Phật tánh có sai khác nào?
Ngũ Tổ tuy muốn nói thêm, nhưng thấy chung quanh đồ chúng quá đông, nên sai theo chúng làm việc. Huệ Năng tôi thưa:
- Huệ Năng con xin trình Hòa Thượng: Tự tâm đệ tử thường sanh trí tuệ, chẳng rời tự Tánh tức là phước điền ruộng phước, xin Hòa Thượng còn dạy con làm những công việc gì nữa?
Tổ bảo:
- Tên quê mùa mọi rợ này căn tánh thật là lợi hại! Nhà ngươi chớ thêm lời, hãy đi ra sau nhà chứa củi.
Huệ Năng tôi quay lui ra sau viện, gặp một hành giả sai Huệ Năng tôi bửa củi, giã gạo. Thời gian hơn tám tháng, một hôm Tổ chợt trông thấy. Tổ bảo:
- Ta nghĩ cái kiến giải của nhà ngươi có thể dụng được, nhưng sợ rằng có kẻ ác hại ngươi, nên ta không cho ngươi nói. Nhà ngươi có biết điều đó chăng?
Huệ Năng tôi thưa:
- Đệ tử đã biết ý thầy nên chẳng dám đi đến nhà trước để mọi người không ai để ý.
Một ngày nọ, Tổ cho gọi tất cả môn nhơn lại và nói với mọi người:
- Sanh tử là việc lớn của người đời, nhưng các ngươi suốt ngày chỉ cầu ruộng phước mà chẳng cầu ra khỏi sanh tử. Tự tánh nếu đã mê thì phước nào cứu được? Các ngươi hãy lui đi, và tự xem lại Trí tuệ của mình, đem cái tánh Bát nhã bổn tâm của mình, mỗi người hãy làm một bài kệ trình cho ta xem. Nếu ai ngộ được ý lớn đó, thì ta sẽ phó chúc cho người đó Y Bát và lên làm Tổ Sư đời thứ 6. Hãy nhanh lên, chẳng được chậm trễ. Nên nhớ dụng tâm suy nghĩ cân nhắc chẳng được nào. Lời nói ra của người thấy tánh cần phải được thấy ngay. Như vậy, cho dù múa đao ra trận cũng thấy được (tánh).
Tất cả mọi người lui ra và cùng nhau bảo rằng: Chúng ta không cần lắng lòng dụng ý để làm kệ, đã có Thượng Tọa Thần Tú hiện làm giáo thọ sư, chắc chắn là người sẽ được. Lũ chúng ta tự dối mình để làm kệ tụng cũng chỉ uổng công mà thôi. Mọi người nghe những lời này đều không màng nghĩ đến nữa. Họ bảo nhau, chúng ta mãi mãi y chỉ vào Tú Sư, phiền gì phải làm kệ. Lúc ấy, Thần Tú suy nghĩ: mọi người chẳng trình kệ chỉ vì ta làm giáo thọ sư của họ. Vậy, ta phải làm kệ để trình lên Hoà Thượng, nếu ta chẳng trình kệ thì Hòa Thượng làm sao biết được kiến giải cạn sâu trong tâm ta? Ta trình kệ với ý cầu pháp thì tốt, còn cầu mong ngôi vị Tổ là điều không tốt, khác nào phàm phu muốn soán đoạt thánh vị. Nhưng nếu chẳng trình kệ thì cuối cùng chẳng được pháp. Khó thay! Khó thay!
Phía trước phòng Ngũ Tổ có 3 gian hành lang nơi dự định mời quan Cung Phụng Lô Trân đến họa bức biến tướng trong kinh Lăng Già, và biểu đồ đắc pháp của 5 vị Tổ để lưu truyền cúng dường. Thần Tú làm kệ đã xong, qua bao nhiêu lần muốn trình, nhưng đi đến trước nhà, trong lòng hoảng hốt, mồ hôi toát ra khắp người. Trải qua 4 ngày định trình lên nhưng chẳng được, 13 lần đến trước hành lang mà vẫn không trình được. Tú mới suy nghĩ, hay ta viết vào bức vách nam lang, nhờ mọi người mà Hòa Thượng sẽ xem thấy. Nếu người bảo được thì ta sẽ ra lễ bái trình bày là bài kệ của Tú con làm, còn nếu người bảo không được thì uổng phí bao nhiêu năm ta vào chùa cho người lễ bái, nhưng nào có ra gì?
Đêm hôm đó, vào lúc canh ba không cho ai hay biết, tự mình cầm đèn viết bài kệ lên vách nam lang trình lên chỗ thấy của tâm mình:





Thân là cây Bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn siêng lau chùi
Chớ để bụi nhơ bám.





Viết kệ xong, Thần Tú trở về phòng, mọi người không ai hay biết. Tú lại suy nghĩ: Ngày mai nếu Ngũ Tổ thấy kệ mà hoan hỷ tức ta có duyên với Phật Pháp, còn nếu người bảo chẳng được, đó là tại ta mê muội tạo ra nghiệp chướng nhiều đời quá nặng, nên không đáng đắc pháp. Ý Thánh khó lường! Ở trong phòng luôn luôn lo lắng suy nghĩ, ngồi nằm chẳng yên mãi đến canh năm.
Tổ đã biết Thần Tú nhập môn chưa được vì chẳng thấy tự tánh. Sáng hôm đó, Tổ cho gọi quan Cung Phụng Lô Trân đến viết đồ tướng lên trên vách nam lang, bỗng thấy bài kệ kia, liền bảo: Quan Cung Phụng! Thôi chẳng cần về nữa. Thật là nhọc công cho ông từ xa lại đây, tuy kinh dạy: “Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng.” Nhưng, nên để lại bài kệ này cho mọi người trì tụng. Nếu y vào bài kệ này mà tu hành thì khỏi đọa vào đường ác; hoặc y vào kệ này mà tu hành thì sẽ có nhiều lợi ích. Rồi Ngài bảo môn nhân đốt hương lễ kính và bảo mọi người đều tụng bài kệ này thì sẽ được thấy tánh. Môn nhân tụng kệ đều tấm tắc khen hay. Canh ba Tổ gọi Tú vào phòng hỏi: Nhà ngươi đã làm ra bài kệ đó phải không? Tú thưa: Thật, Tú con đã làm ra bài kệ đó. Con chẳng dám vọng cầu Tổ vị, mong Hòa Thượng từ bi xem thấy đệ tử có chút ít trí tuệ nào chăng?
Tổ dạy:
- Nhà ngươi làm ra bài kệ này, chưa thấy được bổn tánh, chỉ đến được phía ngoài cửa chứ chưa vào được trong cửa. Theo kiến giải này thì cầu Vô thượng Bồ đề rõ ràng chưa thể nào được. Vô thượng Bồ đề là ngay lời nói ra cần phải biết tự bổn tâm, thấy được bổn tánh không sanh không diệt. Trong bất cứ lúc nào niệm niệm tự thấy tánh, muôn pháp không buộc, một chơn tất cả đều chơn, mọi hiện tượng tự thanh tịnh, tự như như. Tâm như như tức là chân thật. Nếu thấy như vậy, thì đó chính là Vô thượng Bồ đề. Nhà ngươi hãy lui ra, suy nghĩ thêm vài ngày nữa làm lại một bài kệ khác đem lại, Ta sẽ xem bài kệ của ngươi, nếu nhập môn được ta sẽ trao Y-bát cho ngươi, Thần Tú đảnh lễ lui ra.
Trải qua mấy ngày mà làm kệ chẳng thành, trong lòng hoảng hốt, thần trí bất an, như người trong mộng, ngồi đứng chẳng vui.
Lại vài ngày sau, có một đồng tử đi ngang qua chỗ giã gạo đọc lên bài kệ này, Huệ Năng tôi nghe qua một lần biết bài kệ này chưa thấy bổn tánh. Dù chưa được người truyền dạy, nhưng đã biết đại ý, bèn hỏi đồng tử tụng kệ gì đó? Đồng tử bảo: Người đúng là tên quê mùa mọi rợ không biết chi cả. Đại Sư có dạy, Sanh-Tử là việc lớn của người đời, Ngài muốn trao truyền Y pháp nên bảo môn nhơn làm kệ đem lại người xem, nếu ai ngộ được đại ý thì người trao Y pháp để làm Tổ Sư đời thứ 6. Thượng Tọa Thần Tú đã viết bài kệ vô tướng lên vách Nam Lang. Đại Sư bảo mọi người phải tụng, y vào kệ này mà tu hành thì khỏi đọa đường ác, hoặc y vào kệ này mà tu hành thì sẽ được nhiều lợi ích.
Huệ Năng tôi bảo:
- Thượng nhân! Tôi đạp chày giã gạo đã hơn 8 tháng, chưa từng đi đến nhà trên, mong Thượng nhơn dẫn tôi đến trước để lễ bái. Đồng tử dẫn đến trước bài kệ, lễ bái xong. Huệ Năng tôi bảo:
- Huệ Năng tôi không biết chữ, xin Thượng nhân vì tôi mà đọc.
Lúc ấy có Biệt Giá Giang Châu là Trương Nhật Dụng liền đọc lớn lên. Huệ Năng tôi nhân đó nói rằng:
- Tôi cũng có một bài kệ, nhờ Biệt giá vì tôi mà viết dùm.
Biệt giá nói:
- Ông cũng làm kệ à! Việc này thật là hi hữu. Huệ Năng tôi quay sang Biệt giá bảo:
- Muốn học Vô Thượng Bồ đề thì chẳng nên khinh chê người mới học. Người hạ cấp đôi khi lại có trí tuệ tuyệt vời mà ngược lại người thượng cấp có thể không có chút trí tuệ nào, nếu khinh người thì sẽ bị vô lượng vô biên tội.
Biệt giá nói:
- Ông hãy đọc kệ đi, tôi sẽ vì ông mà viết. Nếu ông đắc pháp thì trước tiên phải độ tôi, hãy nhớ lời này.
Huệ Năng tôi đọc kệ:




- Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nơi nào bụi bám vào.





Bài kệ này viết xong, đồ chúng đều kinh ngạc, mọi người bảo nhau:
- Kỳ lạ thay! Thật không được căn cứ vào tướng mạo mà đánh giá người. Lâu nay, sao lại sai khiến một vị Bồ Tát ở trong xác phàm?
Tổ thấy mọi người kinh ngạc, sợ có kẻ ác hại, liền dùng giày xóa bài kệ đi, và bảo: cũng chưa thấy tánh, mọi người nhờ vậy hết nghi.
Hôm sau, Tổ lén đến chỗ giã gạo thấy Năng tôi đang đeo đá nơi lưng giã gạo. Dạy rằng:
- Người cầu đạo vì Pháp quên mình đến như vậy ư? Lại bảo:
- Gạo đã trắng chưa?
Huệ Năng tôi thưa:
- Gạo đã trắng từ lâu, chỉ còn thiếu cái sàng.
Tổ dùng gậy gõ xuống cối giã gạo ba lần rồi bỏ đi. Huệ Năng tôi hiểu liền ý Tổ, trống vừa điểm canh ba thì vào phòng Tổ. Tổ dùng áo ca sa che quanh không cho người thấy rồi vì tôi mà nói kinh Kim Cương đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Huệ Năng tôi hốt nhiên đại ngộ hết thảy muôn pháp đều chẳng lìa tự tánh. Bèn thưa Tổ rằng: "Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt, đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ, đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động, đâu ngờ tự tánh sanh ra muôn pháp".
Tổ biết Huệ Năng tôi đã ngộ bản tánh nên bảo Huệ Năng tôi rằng:
- "Người chẳng biết bổn tâm thì học Phật pháp cũng vô ích. Nếu biết tự bổn tâm, thấy tự bổn tánh thì gọi là Trượng phu, là Thầy của Trời Người là Phật".
Thọ pháp giữa canh ba, mọi người chẳng ai biết. Nhân đây Tổ truyền đốn giáo cùng Y Bát và dạy rằng: "Nhà ngươi là Tổ Sư đời thứ sáu, hãy khéo léo tự hộ niệm và rộng độ hữu tình, lưu lại đời sau không cho đoạn tuyệt. Hãy nghe bài kệ của Ta:
Hữu tình gieo giống xuống
Nhờ đất quả lại sanh
Vô tình đã không giống
Vô tánh cũng không sanh.
Tổ lại bảo:
- Xưa kia Đại Sư Đạt Ma đến đất này, vì mọi người chưa tin nên truyền lại y này để làm thể tin, truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng pháp thì lấy tâm truyền tâm, khiến cho mọi người tự ngộ tự giải. Từ xưa Chư Phật chỉ truyền bổn thể, Chư Sư trao mật bổn tâm. Y là đầu mối của sự tranh chấp, nhà ngươi, thôi đừng truyền nữa. Nếu truyền Y này thì tính mạng của nhà ngươi như sợi chỉ mành treo chuông. Nhà ngươi hãy đi nhanh, sợ rằng sẽ có người hại ngươi.
Huệ Năng tôi thưa:
- Con sẽ đi về đâu?
Tổ bảo:
- Gặp Hoài thì dừng, gặp Hội thì ẩn.
Canh ba Huệ Năng tôi nhận lãnh Y-bát và thưa rằng:
- Năng con vốn người miền Nam chẳng biết đường núi này, làm sao ra được cửa sông?
Ngũ Tổ dạy:
- Nhà ngươi đừng lo, Ta sẽ đích thân đưa ngươi đi. Tổ đưa đến tận trạm Cửu Giang, Tổ bảo lên thuyền. Ngũ Tổ cầm mái chèo chèo đi. Huệ Năng tôi thưa:
- Xin mời Hòa Thượng ngồi, để đệ tử chèo cho mới đúng.
Tổ bảo:
- Đúng ra Ta độ ngươi
Huệ Năng tôi thưa:
- Lúc mê thì Thầy độ, khi ngộ rồi con tự độ.
Từ "Độ" tuy là một, nhưng chỗ dùng chẳng giống nhau. Huệ Năng tôi sanh nơi biên địa, nên ngữ âm dùng chẳng đúng, nhờ ơn Thầy truyền pháp, nay đã ngộ rồi thì lấy tự tánh tự độ mới đúng.
Tổ dạy:
- Đúng như vậy! đúng như vậy! Sau này Phật pháp do nhà ngươi truyền rộng. Nhà ngươi đi rồi ba năm nữa ta sẽ thị tịch. Bây giờ nhà ngươi hãy đi nhanh lên, gắng sức đi về phương Nam, chớ vội giảng nói mà khó hưng thịnh Phật pháp.
Huệ Năng tôi từ biệt Tổ xong, cất bước đi về Nam. Thời gian khoảng 2 tháng đã đến núi Đại Dữu. (Ngũ Tổ về, mấy ngày chẳng lên giảng đường. Trong chúng sanh nghi đến thưa rằng: Hòa Thượng có ốm đau gì chăng? Tổ đáp: Bệnh tật thì không, nhưng Y-Bát đã về phương Nam rồi. Thưa: Ai được truyền thọ? Tổ bảo: Huệ Năng đã được, chúng biết ngay).
Liền sau đó có vài trăm người đuổi theo muốn đoạt lại Y-Bát. Có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh trước kia làm tướng quân đến bực Tứ phẩm, tánh hạnh thô tháo, quyết chí tìm cho được, và đã đuổi theo kịp Huệ Năng tôi trước mọi người. Huệ Năng tôi đặt Y-Bát xuống một tảng đá và nói rằng: Y này là vật làm tin, há đem vũ lực tranh đoạt được sao? Rồi Huệ Năng tôi ẩn mình vào trong bụi rậm. Huệ Minh đến nhất Y lên chẳng được, bèn cất tiếng gọi:
- Hành giả! hành giả! Tôi đến đây vì pháp chớ chẳng vì Y.
Huệ Năng tôi liền bước ra và ngồi trên phiến đá, Huệ Minh làm lễ và thưa:
- Mong hành giả vì tôi mà nói pháp.
Huệ Năng tôi nói:
- Nhà ngươi đã vì pháp mà đến thì hãy dẹp bỏ các duyên chớ sanh một niệm, Ta sẽ vì nhà ngươi mà nói rõ trong giây lát.
Huệ Năng tôi bảo:
- Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, ngay lúc đó cái gì là bản lai diện mục của Huệ Minh Thượng Tọa?
Ngay sau câu nói đó, Huệ Minh đại ngộ, lại hỏi:
- Ngoài mật ý của những lời nói trên, còn có mật ý nào khác chăng?
Huệ Năng tôi bảo:
- Những gì ta đã nói ra cho nhà ngươi thì chẳng còn là mật ngữ nữa, nếu nhà ngươi tự phản chiếu lại thì chính mật ngữ ở nơi nhà ngươi.
Huệ Minh thưa:
- Huệ Minh tôi tuy ở bên cạnh Hoàng Mai nhưng thật ra chưa tỉnh ngộ được cái diện mục chính mình. Nay nhờ ân chỉ dạy chẳng khác nào người uống nước lạnh nóng tự biết. Bây giờ, hành giả là thầy của Huệ Minh này.
Huệ Năng tôi bảo:
- Nếu nhà ngươi đã như vậy thì ta và nhà ngươi cùng một thầy là Hoàng Mai. Hãy khéo léo mà tự giữ gìn.
Minh lại thưa:
- Huệ Minh tôi hiện nay cũng như sau này nên đi về đâu?
Huệ Năng tôi bảo:
- Gặp Viên thì dừng, gặp Mông thì ở.
Minh lễ bái từ biệt.
(Minh xuống tới chân núi gặp mọi người và bảo: Trên ngọn núi cao này hoàn toàn không thấy tông tích, nên đi tìm hướng khác, mọi người tưởng là thật. Huệ Minh sau đổi hiệu là Đạo Minh để tránh chữ đầu của Thầy).
Huệ Năng tôi, sau đến Tào Khê cũng bị kẻ ác tầm đuổi, nên đến Tứ Hội, lánh nạn trong đám thợ săn, trải qua 15 năm dài. Lúc ấy, cùng với đám thợ săn tùy nghi nói pháp cho họ. Đám thợ săn thường hay sai tôi giữ lưới, mỗi lần thấy có con vật nào bị mắc thì Năng tôi thả hết, khi đến giờ ăn chỉ lấy rau ghé vào nồi thịt đang nấu để ăn, nếu có ai hỏi thì trả lời chỉ thích ăn rau ghé vào nồi thịt mà thôi.
Một hôm, suy nghĩ đã đến lúc nên ra hoằng pháp, không nên ẩn lánh mãi được, bèn đi đến chùa Pháp Tánh, Quảng Châu gặp lúc pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết Bàn.
Lúc bấy giờ gió thổi lay động lá phướn. Một vị tăng bảo rằng gióng động, một vị tăng khác bảo lá phướn động, tranh luận nhau mãi. Huệ Năng tôi bước đến bảo rằng:
- Chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động mà chính tâm của hai nhân giả động đó. Cả chúng đều giật mình. Ấn Tông mời lên chỗ cao ngồi và gạn hỏi nghĩa lý sâu xa. Thấy lời đối đáp của Huệ Năng tôi đơn giản, nhưng nghĩa lý lại chính xác, mà không theo văn tự cú pháp nào Tông nói:
- Hành giả nhất định không phải là người thường. Từ lâu đã nghe Y pháp của Hoàng Mai truyền vào phương Nam, chẳng phải hành giả thì ai đây?
Huệ Năng tôi nói:
- Chẳng dám!
- Tông liền làm lễ, và xin cho đại chúng được xem Y-bát truyền lại. Tông lại hỏi:
- Khi phó chúc Hoàng Mai truyền dạy như thế nào?
Huệ Năng tôi bảo:
- Truyền dạy thì không, nhưng chỉ luận về thấy tánh chứ chẳng luận về thiền định hay giải thoát gì cả.
Tông hỏi:
- Tại sao không luận về Thiền định và giải thoát?
Năng tôi bảo:
- Vì hai pháp chẳng phải Phật pháp, mà Phật pháp là pháp không hai.
Tông lại hỏi:
- Sao gọi pháp không hai là Phật pháp?
Huệ Năng tôi nói:
- Pháp sư giảng kinh Niết Bàn đã làm rõ Phật tánh, thì đó chính là pháp không hai của Phật pháp như Bồ tát Cao Quí Đức Vương bạch Phật: Người phạm vào cấm giới thuộc bốn tội nặng, tạo năm tội nghịch cùng bọn Nhất Xiển Đề thì Phật tánh thiện căn của họ có bị đoạn mất không? Phật dạy: Thiện căn có hai: một là thường, hai là vô thường, còn Phật tánh thì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường cho nên chẳng bị đoạn. Đó gọi là không hai - Một là thiện, hai là bất thiện còn Phật tánh chẳng phải thiện, chẳng phải không thiện. Đó gọi là không hai. Uẩn và Giới phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tánh của chúng không hai. Tánh không hai là Phật tánh.
Ấn Tông nghe nói, vui mừng chắp tay nói:
- Tôi giảng kinh như gạch ngói còn nhân giả thì luận nghĩa như vàng ròng.
Nhân đây xuống tóc cho Huệ Năng tôi và nguyện thờ làm thầy.
Huệ Năng bèn mở pháp môn Đông Sơn dưới cây Bồ Đề.
Từ khi đắc giới ở Đông Sơn, Huệ Năng tôi chịu không biết bao nhiêu điều cay đắng khổ đau, mạng sống như chỉ mành treo chuông. Ngày nay được cùng Sử Quân, các quan, Tăng ni đạo tục gặp gỡ nơi đây. Thật nếu không phải nhân duyên nhiều kiếp, thì cũng nhờ sự cúng dường chư Phật trong quá khứ cùng gieo trồng những căn lành nên mới nghe được nhân duyên đắc pháp đốn giáo như trên.
Giáo pháp do Phật tổ từ trước truyền lại, chứ chẳng phải do tự trí Huệ Năng tôi phịa đặt. Mong mọi người nghe giáo pháp của Phật tổ tất cả đều được tâm thanh tịnh, và khi nghe xong đều tự dứt trừ nghi hoặc cũng như Phật tổ đời trước vậy.
Cả chúng nghe pháp xong đều hoan hỷ làm lễ mà lui.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Năm, 17 tháng 1, 2008
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Vietnam
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.