[64b22] KINH 33. VÔ MINH (1)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong, Tôn giả Câu-hi-la đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này ?”
[64c] Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Vô minh là không biết , không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp họai diệt mà không biết như thật sắc là pháp hoại diệt . Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt. Thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường mà không biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường. Thức là pháp hoại diệt mà không biết như thật thức là pháp hoại diệt. Thức là pháp sanh diệt mà không biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này mà không thấy, không biết như thật, không hiện quán , ngu si, mờ tối, không sáng tỏ, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này gọi là vô minh.”
Lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la:
“Minh là biết; biết gọi là minh.”
Lại hỏi:
“Biết những gì?”
Đáp:
“Sắc là vô thường; biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp hoại diệt, biết như thật sắc là pháp hoại diệt. Sắc là pháp sanh diệt, biết như thật sắc là pháp sanh diệt. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Thức là pháp hoại diệt, biết như thật thức là pháp hoại diệt. Thức là pháp sanh diệt, biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Tôn giả Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có hiện quán, đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy trở về chỗ ở của mình.
KINH 34. VÔ MINH (2)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong Tôn giả Câu-hi-la đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Vô minh là không biết; không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Không biết như thật về sắc; không biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, [65a] về con đường đưa đến sự diệt tận của sắc. Không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; không biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về con đường đưa đến sự diệt tận của thức. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, mà không biết như thật, không biết, không thấy, không có hiện quán, ngu si, mờ tối, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này, gọi là có vô minh.”
Lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Thế nào là minh? Ai có minh này? “
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Gọi minh là biết, biết tức là minh.”
Lại hỏi:
“Biết những gì?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Biết như thật về sắc; biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về con đường đưa đến sự đoạn tận của sắc. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về con đường đưa đến sự diệt tận của thức. Này Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có hiện quán, thì đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy trở về chỗ ở của mình.
KINH 35. VÔ MINH (3)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong Tôn giả Câu-hi-la đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Không biết là vô minh. ”
“Không biết những gì? ”
“Không biết như thật về sắc. Không biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức. Không biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, mà không biết như thật, không thấy như thật, không có hiện quán, mờ tối, hay ngu si, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này, thì gọi là vô minh.”
Lại hỏi:
“Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Biết tức là minh.”
Lại hỏi:
“Biết những gì?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Biết như thật về sắc; biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; [65b] biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Này Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, biết như thật, thấy như thật, sáng tỏ, có giác, có quán, có hiện quán, thì đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy về chỗ ở của mình.
KINH 36. VÔ GIÁN ĐẲNG(1)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong Tôn giả Câu-hi-la đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tỳ-kheo chưa đạt được pháp hiện quán mà muốn cầu pháp hiện quán, thì phải bằng phương tiện nào mà tìm cầu; phải tư duy những pháp nào?”
Tôn giả Xa-lợi-phất đáp:
“Tỳ-kheo chưa đạt được pháp hiện quán, mà muốn tìm cầu pháp hiện quán, thì phải tinh cần tư duy, năm thủ uẩn là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đó là điều cần tư duy . Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này mà tinh cần tư duy, thì sẽ chứng được quả Tu-đà-hòan.”
Lại hỏi:
“Xá-lợi-phất, khi đã chứng được quả Tu-đà-hòan rồi, mà muốn chứng được quả Tư-đà-hàm, thì phải tư duy những pháp nào?”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói:
“Câu-hi-la, khi đã chứng được quả Tu-đà-hòan rồi, mà muốn chứng được quả Tư-đà-hàm, thì cũng phải tinh cần tư duy năm thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là điều cần tư duy. Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này mà tinh cần tư duy, thì sẽ chứng được quả Tư-đà-hàm.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la lại hỏi:
“Xá-lợi-phất, khi đã chứng được quả Tư-đà-hàm rồi, mà muốn chứng được quả A-na-hàm, thì phải tư duy những pháp nào?”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói:
“Câu-hi-la, khi đã chứng được quả Tư-đà-hàm rồi, mà muốn chứng được quả A-na-hàm, thì phải tinh cần tư duy năm pháp thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là điều cần tư duy. Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này [65c] mà tinh cần tư duy, thì cũng sẽ chứng được quả A-na-hàm. Sau khi đã chứng được quả A-na-hàm, mà muốn chứng được quả A-la-hán, cần phải tinh tấn tư duy về năm pháp thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là điều cần tư duy. Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này mà tinh cần tư duy, thì cũng sẽ chứng được quả A-la-hán.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la lại hỏi Tôn giả:
“Xá-lợi-phất, khi đã chứng được quả A-la-hán rồi, thì còn phải tư duy những pháp nào nữa?”
Tôn giả Xá-lợi-phát nói:
“Ma-ha Câu-hi-la, A-la-hán lại cũng tư duy năm thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì để được điều chưa được, để chứng pháp chưa chứng, để có hiện pháp lạc trú. ”
Hai vị chánh sĩ nghe lẫn nhau những điều được nói, hoan hỷ ra về.
KINH 37. DIỆT
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng thăm hỏi nhau, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả A-nan:
“Tôi có điều muốn hỏi, Nhân giả có rảnh mà giải đáp cho không?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Nhân giả cứ hỏi, nếu tôi biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:
“A-nan, gọi là diệt, vậy thế nào là diệt? Ai có diệt này?”
Tôn giả A-nan nói:
“Xá-lợi-phất, năm thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Những gì Năm? Sắc thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.
Tôn giả Xá-lợi-phất nói:
“Đúng vậy! Đúng vậy! A-nan, như những gì thầy đã nói, năm thủ uẩn này là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Những gì Năm? Sắc thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.
“Này A-nan, [66a] năm thủ uẩn này, nếu không phải là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, làm sao có thể bị diệt? Này A-nan, vì năm thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.
Hai vị chánh sĩ nghe lẫn nhau những điều được nói, hoan hỷ ra về.
KINH 38. PHÚ-LƯU-NA
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Tôn giả A-nan ở trong vườn Cù-sư-la tại nước Câu-diệm-di , Bấy giờ Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo:
“Tôn giả Phú-lưu-na Di-đa-la-ni Tử thường hay nói pháp sâu xa cho tôi khi còn niên thiếu, mới xuất gia , nói như vầy:
“A-nan, đối với pháp đã sanh khởi mà chấp là ngã, chứ không phải pháp không sanh khởi. A-nan, thế nào là đối với pháp đã sanh khởi mà chấp là ta, chứ không phải pháp không sanh khởi? Sắc sanh khởi , sanh khởi là ta chứ không phải không sanh. Thọ, tưởng, hành, thức sanh khởi, sanh khởi là ta, chứ không phải không sanh. Cũng như người tay cầm tấm gương sáng, hay dùng mặt nước trong, tự nhìn vào xem thấy mặt mình sanh ra. Vì có sanh nên thấy, chứ không phải không sanh . Cho nên, A-nan sắc sanh khởi, vì có sanh khởi nên chấp là ngã, chứ không phải không sanh khởi. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức sanh khởi, vì có sanh khởi nên chấp là ngã, chứ chẳng phải không sanh khởi. Thế nào A-nan, sắc là thường hay là vô thường?
“Đáp:
“ Là vô thường.”
Lại hỏi:
“ Vô thường là khổ phải không?”
Đáp:
“Là khổ.”
Lại hỏi:
“Nếu vô thường, khổ, là pháp biến dịch, vậy thì Thánh đệ tử ở trong đó có chấp ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?”
Đáp:
“Thưa không.”
Lại hỏi:
“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?”
Đáp:
“Là vô thường.”
Lại hỏi:
“Vậy, vô thường là khổ phải không?”
Đáp:
“Là khổ.”
Lại hỏi:
“Nếu vô thường, khổ, là pháp biến dịch, vậy thì là đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có chấp ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?”
Đáp:
“Thưa không.”
“A-nan, cho nên đối với sắc hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại; hoặc là trong, hoặc là ngoài; hoặc là thô, hoặc là tế; hoặc là tốt, hoặc là xấu; hoặc là xa, hoặc là gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, chẳng ở trong nhau. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại; hoặc là trong, hoặc là ngoài; hoặc là thô, hoặc là tế; hoặc là tốt, hoặc là xấu; hoặc là xa, hoặc là gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, không ở trong nhau. Cần phải biết như thật, quán sát như thật. Quán sát như vậy rồi, Thánh đệ tử đối với sắc sanh ra nhàm chán, ly dục, giải thoát: tự biết ‘Sự sanh của Ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’ Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức sanh ra nhàm chán, ly [66b] dục, giải thoát: tự biết ‘Ta, sự sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, biết không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Các Tỳ-kheo, nên biết, vị Tôn giả này đối với tôi có rất nhiều lợi ích. Tôi nghe những gì từ Tôn giả ấy rồi, liền xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Từ đó tới nay, tôi thường thuyết pháp này cho bốn chúng, chứ không thuyết cho các người ngoại đạo xuất gia, Sa-môn, Bà-la-môn.”
KINH 39. XIỂN-ĐÀ
Tôi nghe như vầy:
Một thời, số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở Tiên nhân đọa xứ, trong vườn Lộc dã, nước Ba-la-nại. Phật vào niết-bàn không bao lâu.
Bấy giờ, vào sáng sớm, trưởng lão Xiển-đà khoác y cầm bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Ăn xong, thu dọn y bát, rửa chân, rồi cầm chìa khóa cửa, đi từ rừng này đến rừng khác, từ phòng này đến phòng khác, từ chỗ kinh hành này đến chỗ kinh hành khác, chỗ nào cũng yêu cầu các Tỳ-kheo:
“Xin chỉ dạy tôi, nói pháp cho tôi, để cho tôi biết pháp, thấy pháp, và tôi sẽ biết như pháp, và quán như pháp .”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nói với Xiển-đà:
“Sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt .
Xiển-đà thưa các Tỳ-kheo:
“Tôi đã biết sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt.”
Xiển-đà lại thưa:
“Nhưng tôi không thích nghe tất cả các hành đều không tịch, bất khả đắc, ly dục, ái tận, Niết-bàn. Ở trong đó làm sao có ngã mà nói là biết như vậy, thấy như vậy, đó gọi là thấy pháp?”
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Xiển-đà lại thưa:
“Ở đây, vị nào có khả năng nói pháp cho tôi, khiến tôi biết pháp, thấy pháp?”
Xiển-đà lại nghĩ: ‘Tôn giả A-nan, hiện nay đang ở trong vườn Cù-sư-la nước Câu-diệm-di, đã từng hầu hạ gần gũi đức Thế Tôn, được Phật khen ngợi; được các đồng phạm hạnh thảy đều biết đến. Tôn giả ắt có thể vì ta mà nói pháp, khiến cho ta biết pháp, thấy pháp.”
Buổi sáng sớm hôm sau, Xiển-đà đắp y mang bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Ăn xong thu cất ngọa cụ, rồi mang y bát đến nước Câu-diệm-di. Ông lần hồi du hành đến nước Câu-diệm-di. Sau khi thu cất y bát và rửa chân xong, ông liền đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng nhau thăm hỏi, và ngồi qua một bên.
Bấy giờ, Xiển-đà thưa Tôn giả A-nan:
“Một thời, các Tỳ-kheo Thượng tọa [66c] trú ở Tiên nhân đọa xứ, trong vườn Lộc dã, nước Ba-la-nại. Bấy giờ, vào sáng sớm, tôi đắp y mang bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Ăn xong, thu dọn y bát, rửa chân, rồi cầm chìa khóa cửa, đi từ rừng này đến rừng khác, từ phòng này đến phòng khác, từ chỗ kinh hành này đến chỗ kinh hành khác, chỗ nào cũng yêu cầu các Tỳ-kheo: ‘Xin chỉ dạy tôi, nói pháp cho tôi, để cho tôi biết pháp, thấy pháp, và tôi sẽ biết như pháp, và quán như pháp.’ Khi ấy, các Tỳ-kheo nói pháp cho tôi rằng: ‘Sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt.’ Tôi bấy giờ thưa các Tỳ-kheo: ‘Tôi đã biết sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt. Nhưng tôi không thích nghe tất cả các hành đều không tịch, bất khả đắc, ly dục, ái tận, Niết-bàn. Ở trong đó làm sao có ngã mà nói là biết như vậy, thấy như vậy, đó gọi là thấy pháp?’ Rồi suy nghĩ như vầy: ‘Ở đây, vị nào có khả năng nói pháp cho tôi, khiến tôi biết pháp, thấy pháp?’ Tôi lại nghĩ: ‘Tôn giả A-nan, hiện nay đang ở trong vườn Cù-sư-la nước Câu-diệm-di, đã từng hầu hạ gần gũi đức Thế Tôn, được Phật khen ngợi; được các đồng phạm hạnh thảy đều biết đến. Tôn giả ắt có thể vì ta mà nói pháp, khiến cho ta biết pháp, thấy pháp.’
“Lành thay, Tôn giả A-nan, nay hãy nói pháp cho tôi, khiến tôi biết pháp, thấy pháp.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Xiển-đà:
“Lành thay! Xiển-đà, tôi rất hoan hỷ. Tôi chúc mừng Nhân giả. Nhân giả đã có thể đối trước đồng phạm hạnh không có gì che dấu, phá bỏ gai nhọn giả dối. Này Xiển-đà, kẻ phàm phu ngu si không có thể hiểu sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; tất cả các hành đều là vô thường, tất cả các pháp đều là vô ngã, Niết-bàn là tịch diệt. Nay thầy có thể nhận lãnh pháp vi diệu hơn hết này. Thầy hãy lắng nghe. Tôi sẽ vì thầy mà nói.”
Ngay khi ấy, Xiển-đà tự nghĩ: “Nay ta rất vui mừng, có được cái tâm thù thắng vi diệu, được tâm phấn khởi hoan hỷ. Nay ta có thể nhận lãnh được pháp vi diệu thù thắng này.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Xiển-đà:
“Chính tôi đã từng trực tiếp nghe từ đức Phật dạy Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên:
“ - Người đời điên đảo nương chấp vào hai bên: hoặc là hữu, hoặc là vô . Người đời thủ các cảnh giới, tâm liền phân biệt chấp trước . Này Ca-chiên-diên, nếu không thọ, không thủ, không trụ, không phân biệt chấp trước ngã; khổ này khi sanh thì sanh, khi diệt thì diệt. Này Ca-chiên-diên, đối với điều đó không nghi ngờ, không mê hoặc, không do [67a] ai khác mà tự mình biết, thì đó gọi là chánh kiến mà đức Như Lai đã giảng nói. Vì sao? Này Ca-chiên-diên, vì nếu quán sát như thật về sự tập khởi của thế gian, thì sẽ không sanh ra kiến chấp thế gian là vô. Quán sát như thật về sự diệt tận của thế gian, thì sẽ không sanh ra kiến chấp thế gian là hữu. Này Ca-chiên-diên, Như Lai đã xa lìa hai bên, thuyết ở Trung đạo, rằng: cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh; nghĩa là duyên vô minh nên có hành và, cho đến sự tập khởi của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ. Và rằng, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt; có nghĩa là vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sự diệt tận của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ.”
Khi Tôn giả A-nan nói kinh này xong, Tỳ-kheo Xiển-đà xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Khi Tỳ-kheo Xiển-đà đã thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, khởi pháp, vượt qua khỏi mọi sự hồ nghi, không do ai khác, đối với giáo pháp của bậc Đại sư, đạt được vô sở úy; rồi cung kính chấp tay bạch Tôn giả A-nan:
“Cần phải như vậy, đồng phạm hạnh có trí, là thiện tri thức, như vậy giáo thọ, giáo giới, nói pháp. Hôm nay tôi từ chỗ Tôn giả A-nan nghe pháp như vầy: ‘Tất cả hành đều không, đều tịch diệt, bất khả đắc, ái tận, ly dục, diệt tận, Niết-bàn; tâm an lạc, hoàn toàn an trụ giải thoát, không còn quay lại, không còn thấy ngã, chỉ thấy chánh pháp.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Xiển-đà:
“Nay, thầy đã được cái lợi tốt nhất, ở trong pháp Phật sâu xa đã đạt được tuệ nhãn của bậc Thánh.”
Lúc này hai vị chánh sĩ tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy, họ trở về chỗ ở của mình.
Bài kệ tóm tắt
Ba kinh Thâu-lũ-na,
Vô minh cũng có ba,
Hiện quán và diệt,
Phú-lưu-na, Xiển-đà.
KINH 40. ƯNG THUYẾT
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong xóm Tạp sắc mục ngưu , ở nước Câu-lưu .
Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Ta do tri kiến mà diệt tận các lậu , chứ không phải không tri kiến. Thế nào là do tri kiến mà diệt tận các lậu, chứ không phải không tri kiến? Nghĩa là: ‘Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc. Đây là thọ, tưởng, hành, thức; đây là sự tập khởi của thức, đây là sự diệt tận của thức.’ Nếu không cần tu phương tiện, tùy thuận thành tựu, mà dụng tâm cầu mong rằng: ‘Mong ta diệt sạch được các lậu, tâm được giải thoát,’ nên biết, Tỳ-kheo kia cuối cùng không thể diệt sạch được các lậu để giải thoát. Vì sao? Vì không tu tập. Không tu tập những gì? Không tu tập niệm xứ, chánh cần, [67b] như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“Cũng như gà mái đẻ ra nhiều trứng, nên không thể thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, mà lại mong cho gà con dùng móng chân, dùng mỏ để mổ vỏ trứng chui ra an toàn. Nên biết, gà con kia không đủ sức để dùng móng chân, dùng mỏ mổ vỏ trứng chui ra an tòan. Vì sao? Vì gà mái kia không thể thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, nuôi lớn gà con.
“Cũng vậy, Tỳ-kheo không tinh cần tu tập, tùy thuận thành tựu, mà lại mong diệt sạch hết các lậu để giải thoát, việc này không thể có được. Vì sao? Vì không tu tập. Không tu tập những gì? là không tu niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“ Tỳ-kheo tu tập, tùy thuận thành tựu, tuy không muốn diệt sạch các lậu để giải thoát, nhưng với Tỳ-kheo kia các lậu cũng tự diệt sạch, tâm được giải thoát. Vì sao? Vì nhờ đã tu tập. Tu tập những gì? Tu niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“Cũng như gà mái khéo nuôi dưỡng con mình, thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, cho dù nó không muốn gà con tìm cách tự mổ vỏ trứng để ra, nhưng các con của nó cũng tự tìm đủ cách để thoát ra ngòai một cách an toàn. Vì sao? Vì gà mái thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh.
“Cũng vậy, Tỳ-kheo khéo cần phương tiện, cho dù không muốn diệt sạch các lậu để giải thoát, nhưng với Tỳ-kheo này các lậu tự hết, tâm được giải thoát. Vì sao? Vì đã nhờ vào sự chuyên cần tu tập. Tu tập những gì? Tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
"Cũng như một người thợ khéo , hay học trò của người thợ khéo, tay cầm cán búa, cầm mãi không rời, dần dần trên cán búa mòn đi, hiện rõ chỗ ngón tay cầm, nhưng chỗ mòn hiện ra vì quá vi tế nên người kia không biết cán búa bị mòn.
“Cũng vậy, Tỳ-kheo tinh cần tu tập, tùy thuận thành tựu, mà không tự mình thấy biết là hôm nay lậu hết chừng mức nào, hay ngày mai lậu hết chừng mức nào; nhưng Tỳ-kheo kia biết là hữu lậu đã hết sạch. Vì sao? Vì nhờ đã tu tập. Tu tập những gì? Tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“Cũng như chiếc thuyền lớn đậu bờ biển; trải qua tháng sáu mùa hè bị gió xát, mặt trời nung, dây cột đứt từ từ . Cũng vậy, Tỳ-kheo tinh cần tu tập, tùy thuận thành tựu, tất cả những kết, sử, phiền não, triền dần dần sẽ được giải thoát. Vì sao? Vì nhờ khéo tu tập. Tu tập những gì? Tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, [67c] lực, giác, đạo.”
Khi nói pháp này, thì sáu mươi Tỳ-kheo không khởi lên các lậu, tâm được giải thoát.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong, Tôn giả Câu-hi-la đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này ?”
[64c] Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Vô minh là không biết , không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp họai diệt mà không biết như thật sắc là pháp hoại diệt . Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt. Thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường mà không biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường. Thức là pháp hoại diệt mà không biết như thật thức là pháp hoại diệt. Thức là pháp sanh diệt mà không biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này mà không thấy, không biết như thật, không hiện quán , ngu si, mờ tối, không sáng tỏ, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này gọi là vô minh.”
Lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la:
“Minh là biết; biết gọi là minh.”
Lại hỏi:
“Biết những gì?”
Đáp:
“Sắc là vô thường; biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp hoại diệt, biết như thật sắc là pháp hoại diệt. Sắc là pháp sanh diệt, biết như thật sắc là pháp sanh diệt. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Thức là pháp hoại diệt, biết như thật thức là pháp hoại diệt. Thức là pháp sanh diệt, biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Tôn giả Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có hiện quán, đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy trở về chỗ ở của mình.
KINH 34. VÔ MINH (2)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong Tôn giả Câu-hi-la đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Vô minh là không biết; không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Không biết như thật về sắc; không biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, [65a] về con đường đưa đến sự diệt tận của sắc. Không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; không biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về con đường đưa đến sự diệt tận của thức. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, mà không biết như thật, không biết, không thấy, không có hiện quán, ngu si, mờ tối, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này, gọi là có vô minh.”
Lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Thế nào là minh? Ai có minh này? “
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Gọi minh là biết, biết tức là minh.”
Lại hỏi:
“Biết những gì?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Biết như thật về sắc; biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về con đường đưa đến sự đoạn tận của sắc. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về con đường đưa đến sự diệt tận của thức. Này Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có hiện quán, thì đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy trở về chỗ ở của mình.
KINH 35. VÔ MINH (3)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong Tôn giả Câu-hi-la đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Không biết là vô minh. ”
“Không biết những gì? ”
“Không biết như thật về sắc. Không biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức. Không biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, mà không biết như thật, không thấy như thật, không có hiện quán, mờ tối, hay ngu si, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này, thì gọi là vô minh.”
Lại hỏi:
“Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Biết tức là minh.”
Lại hỏi:
“Biết những gì?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Biết như thật về sắc; biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; [65b] biết như thật về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Này Câu-hi-la, đối với năm thủ uẩn này, biết như thật, thấy như thật, sáng tỏ, có giác, có quán, có hiện quán, thì đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy về chỗ ở của mình.
KINH 36. VÔ GIÁN ĐẲNG(1)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả thiền xong Tôn giả Câu-hi-la đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi xuống một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, Nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?”
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
“Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:
“Tỳ-kheo chưa đạt được pháp hiện quán mà muốn cầu pháp hiện quán, thì phải bằng phương tiện nào mà tìm cầu; phải tư duy những pháp nào?”
Tôn giả Xa-lợi-phất đáp:
“Tỳ-kheo chưa đạt được pháp hiện quán, mà muốn tìm cầu pháp hiện quán, thì phải tinh cần tư duy, năm thủ uẩn là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đó là điều cần tư duy . Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này mà tinh cần tư duy, thì sẽ chứng được quả Tu-đà-hòan.”
Lại hỏi:
“Xá-lợi-phất, khi đã chứng được quả Tu-đà-hòan rồi, mà muốn chứng được quả Tư-đà-hàm, thì phải tư duy những pháp nào?”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói:
“Câu-hi-la, khi đã chứng được quả Tu-đà-hòan rồi, mà muốn chứng được quả Tư-đà-hàm, thì cũng phải tinh cần tư duy năm thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là điều cần tư duy. Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này mà tinh cần tư duy, thì sẽ chứng được quả Tư-đà-hàm.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la lại hỏi:
“Xá-lợi-phất, khi đã chứng được quả Tư-đà-hàm rồi, mà muốn chứng được quả A-na-hàm, thì phải tư duy những pháp nào?”
Tôn giả Xá-lợi-phất nói:
“Câu-hi-la, khi đã chứng được quả Tư-đà-hàm rồi, mà muốn chứng được quả A-na-hàm, thì phải tinh cần tư duy năm pháp thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là điều cần tư duy. Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này [65c] mà tinh cần tư duy, thì cũng sẽ chứng được quả A-na-hàm. Sau khi đã chứng được quả A-na-hàm, mà muốn chứng được quả A-la-hán, cần phải tinh tấn tư duy về năm pháp thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là điều cần tư duy. Tỳ-kheo đối với năm thủ uẩn này mà tinh cần tư duy, thì cũng sẽ chứng được quả A-la-hán.”
Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la lại hỏi Tôn giả:
“Xá-lợi-phất, khi đã chứng được quả A-la-hán rồi, thì còn phải tư duy những pháp nào nữa?”
Tôn giả Xá-lợi-phát nói:
“Ma-ha Câu-hi-la, A-la-hán lại cũng tư duy năm thủ uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì để được điều chưa được, để chứng pháp chưa chứng, để có hiện pháp lạc trú. ”
Hai vị chánh sĩ nghe lẫn nhau những điều được nói, hoan hỷ ra về.
KINH 37. DIỆT
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng thăm hỏi nhau, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả A-nan:
“Tôi có điều muốn hỏi, Nhân giả có rảnh mà giải đáp cho không?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Nhân giả cứ hỏi, nếu tôi biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:
“A-nan, gọi là diệt, vậy thế nào là diệt? Ai có diệt này?”
Tôn giả A-nan nói:
“Xá-lợi-phất, năm thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Những gì Năm? Sắc thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.
Tôn giả Xá-lợi-phất nói:
“Đúng vậy! Đúng vậy! A-nan, như những gì thầy đã nói, năm thủ uẩn này là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Những gì Năm? Sắc thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.
“Này A-nan, [66a] năm thủ uẩn này, nếu không phải là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, làm sao có thể bị diệt? Này A-nan, vì năm thủ uẩn là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.
Hai vị chánh sĩ nghe lẫn nhau những điều được nói, hoan hỷ ra về.
KINH 38. PHÚ-LƯU-NA
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Tôn giả A-nan ở trong vườn Cù-sư-la tại nước Câu-diệm-di , Bấy giờ Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo:
“Tôn giả Phú-lưu-na Di-đa-la-ni Tử thường hay nói pháp sâu xa cho tôi khi còn niên thiếu, mới xuất gia , nói như vầy:
“A-nan, đối với pháp đã sanh khởi mà chấp là ngã, chứ không phải pháp không sanh khởi. A-nan, thế nào là đối với pháp đã sanh khởi mà chấp là ta, chứ không phải pháp không sanh khởi? Sắc sanh khởi , sanh khởi là ta chứ không phải không sanh. Thọ, tưởng, hành, thức sanh khởi, sanh khởi là ta, chứ không phải không sanh. Cũng như người tay cầm tấm gương sáng, hay dùng mặt nước trong, tự nhìn vào xem thấy mặt mình sanh ra. Vì có sanh nên thấy, chứ không phải không sanh . Cho nên, A-nan sắc sanh khởi, vì có sanh khởi nên chấp là ngã, chứ không phải không sanh khởi. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức sanh khởi, vì có sanh khởi nên chấp là ngã, chứ chẳng phải không sanh khởi. Thế nào A-nan, sắc là thường hay là vô thường?
“Đáp:
“ Là vô thường.”
Lại hỏi:
“ Vô thường là khổ phải không?”
Đáp:
“Là khổ.”
Lại hỏi:
“Nếu vô thường, khổ, là pháp biến dịch, vậy thì Thánh đệ tử ở trong đó có chấp ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?”
Đáp:
“Thưa không.”
Lại hỏi:
“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?”
Đáp:
“Là vô thường.”
Lại hỏi:
“Vậy, vô thường là khổ phải không?”
Đáp:
“Là khổ.”
Lại hỏi:
“Nếu vô thường, khổ, là pháp biến dịch, vậy thì là đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có chấp ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?”
Đáp:
“Thưa không.”
“A-nan, cho nên đối với sắc hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại; hoặc là trong, hoặc là ngoài; hoặc là thô, hoặc là tế; hoặc là tốt, hoặc là xấu; hoặc là xa, hoặc là gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, chẳng ở trong nhau. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại; hoặc là trong, hoặc là ngoài; hoặc là thô, hoặc là tế; hoặc là tốt, hoặc là xấu; hoặc là xa, hoặc là gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, không ở trong nhau. Cần phải biết như thật, quán sát như thật. Quán sát như vậy rồi, Thánh đệ tử đối với sắc sanh ra nhàm chán, ly dục, giải thoát: tự biết ‘Sự sanh của Ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa.’ Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức sanh ra nhàm chán, ly [66b] dục, giải thoát: tự biết ‘Ta, sự sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, biết không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Các Tỳ-kheo, nên biết, vị Tôn giả này đối với tôi có rất nhiều lợi ích. Tôi nghe những gì từ Tôn giả ấy rồi, liền xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Từ đó tới nay, tôi thường thuyết pháp này cho bốn chúng, chứ không thuyết cho các người ngoại đạo xuất gia, Sa-môn, Bà-la-môn.”
KINH 39. XIỂN-ĐÀ
Tôi nghe như vầy:
Một thời, số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở Tiên nhân đọa xứ, trong vườn Lộc dã, nước Ba-la-nại. Phật vào niết-bàn không bao lâu.
Bấy giờ, vào sáng sớm, trưởng lão Xiển-đà khoác y cầm bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Ăn xong, thu dọn y bát, rửa chân, rồi cầm chìa khóa cửa, đi từ rừng này đến rừng khác, từ phòng này đến phòng khác, từ chỗ kinh hành này đến chỗ kinh hành khác, chỗ nào cũng yêu cầu các Tỳ-kheo:
“Xin chỉ dạy tôi, nói pháp cho tôi, để cho tôi biết pháp, thấy pháp, và tôi sẽ biết như pháp, và quán như pháp .”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nói với Xiển-đà:
“Sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt .
Xiển-đà thưa các Tỳ-kheo:
“Tôi đã biết sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt.”
Xiển-đà lại thưa:
“Nhưng tôi không thích nghe tất cả các hành đều không tịch, bất khả đắc, ly dục, ái tận, Niết-bàn. Ở trong đó làm sao có ngã mà nói là biết như vậy, thấy như vậy, đó gọi là thấy pháp?”
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Xiển-đà lại thưa:
“Ở đây, vị nào có khả năng nói pháp cho tôi, khiến tôi biết pháp, thấy pháp?”
Xiển-đà lại nghĩ: ‘Tôn giả A-nan, hiện nay đang ở trong vườn Cù-sư-la nước Câu-diệm-di, đã từng hầu hạ gần gũi đức Thế Tôn, được Phật khen ngợi; được các đồng phạm hạnh thảy đều biết đến. Tôn giả ắt có thể vì ta mà nói pháp, khiến cho ta biết pháp, thấy pháp.”
Buổi sáng sớm hôm sau, Xiển-đà đắp y mang bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Ăn xong thu cất ngọa cụ, rồi mang y bát đến nước Câu-diệm-di. Ông lần hồi du hành đến nước Câu-diệm-di. Sau khi thu cất y bát và rửa chân xong, ông liền đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng nhau thăm hỏi, và ngồi qua một bên.
Bấy giờ, Xiển-đà thưa Tôn giả A-nan:
“Một thời, các Tỳ-kheo Thượng tọa [66c] trú ở Tiên nhân đọa xứ, trong vườn Lộc dã, nước Ba-la-nại. Bấy giờ, vào sáng sớm, tôi đắp y mang bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Ăn xong, thu dọn y bát, rửa chân, rồi cầm chìa khóa cửa, đi từ rừng này đến rừng khác, từ phòng này đến phòng khác, từ chỗ kinh hành này đến chỗ kinh hành khác, chỗ nào cũng yêu cầu các Tỳ-kheo: ‘Xin chỉ dạy tôi, nói pháp cho tôi, để cho tôi biết pháp, thấy pháp, và tôi sẽ biết như pháp, và quán như pháp.’ Khi ấy, các Tỳ-kheo nói pháp cho tôi rằng: ‘Sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt.’ Tôi bấy giờ thưa các Tỳ-kheo: ‘Tôi đã biết sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt. Nhưng tôi không thích nghe tất cả các hành đều không tịch, bất khả đắc, ly dục, ái tận, Niết-bàn. Ở trong đó làm sao có ngã mà nói là biết như vậy, thấy như vậy, đó gọi là thấy pháp?’ Rồi suy nghĩ như vầy: ‘Ở đây, vị nào có khả năng nói pháp cho tôi, khiến tôi biết pháp, thấy pháp?’ Tôi lại nghĩ: ‘Tôn giả A-nan, hiện nay đang ở trong vườn Cù-sư-la nước Câu-diệm-di, đã từng hầu hạ gần gũi đức Thế Tôn, được Phật khen ngợi; được các đồng phạm hạnh thảy đều biết đến. Tôn giả ắt có thể vì ta mà nói pháp, khiến cho ta biết pháp, thấy pháp.’
“Lành thay, Tôn giả A-nan, nay hãy nói pháp cho tôi, khiến tôi biết pháp, thấy pháp.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Xiển-đà:
“Lành thay! Xiển-đà, tôi rất hoan hỷ. Tôi chúc mừng Nhân giả. Nhân giả đã có thể đối trước đồng phạm hạnh không có gì che dấu, phá bỏ gai nhọn giả dối. Này Xiển-đà, kẻ phàm phu ngu si không có thể hiểu sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; tất cả các hành đều là vô thường, tất cả các pháp đều là vô ngã, Niết-bàn là tịch diệt. Nay thầy có thể nhận lãnh pháp vi diệu hơn hết này. Thầy hãy lắng nghe. Tôi sẽ vì thầy mà nói.”
Ngay khi ấy, Xiển-đà tự nghĩ: “Nay ta rất vui mừng, có được cái tâm thù thắng vi diệu, được tâm phấn khởi hoan hỷ. Nay ta có thể nhận lãnh được pháp vi diệu thù thắng này.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Xiển-đà:
“Chính tôi đã từng trực tiếp nghe từ đức Phật dạy Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên:
“ - Người đời điên đảo nương chấp vào hai bên: hoặc là hữu, hoặc là vô . Người đời thủ các cảnh giới, tâm liền phân biệt chấp trước . Này Ca-chiên-diên, nếu không thọ, không thủ, không trụ, không phân biệt chấp trước ngã; khổ này khi sanh thì sanh, khi diệt thì diệt. Này Ca-chiên-diên, đối với điều đó không nghi ngờ, không mê hoặc, không do [67a] ai khác mà tự mình biết, thì đó gọi là chánh kiến mà đức Như Lai đã giảng nói. Vì sao? Này Ca-chiên-diên, vì nếu quán sát như thật về sự tập khởi của thế gian, thì sẽ không sanh ra kiến chấp thế gian là vô. Quán sát như thật về sự diệt tận của thế gian, thì sẽ không sanh ra kiến chấp thế gian là hữu. Này Ca-chiên-diên, Như Lai đã xa lìa hai bên, thuyết ở Trung đạo, rằng: cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh; nghĩa là duyên vô minh nên có hành và, cho đến sự tập khởi của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ. Và rằng, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt; có nghĩa là vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sự diệt tận của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ.”
Khi Tôn giả A-nan nói kinh này xong, Tỳ-kheo Xiển-đà xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Khi Tỳ-kheo Xiển-đà đã thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, khởi pháp, vượt qua khỏi mọi sự hồ nghi, không do ai khác, đối với giáo pháp của bậc Đại sư, đạt được vô sở úy; rồi cung kính chấp tay bạch Tôn giả A-nan:
“Cần phải như vậy, đồng phạm hạnh có trí, là thiện tri thức, như vậy giáo thọ, giáo giới, nói pháp. Hôm nay tôi từ chỗ Tôn giả A-nan nghe pháp như vầy: ‘Tất cả hành đều không, đều tịch diệt, bất khả đắc, ái tận, ly dục, diệt tận, Niết-bàn; tâm an lạc, hoàn toàn an trụ giải thoát, không còn quay lại, không còn thấy ngã, chỉ thấy chánh pháp.”
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Xiển-đà:
“Nay, thầy đã được cái lợi tốt nhất, ở trong pháp Phật sâu xa đã đạt được tuệ nhãn của bậc Thánh.”
Lúc này hai vị chánh sĩ tùy hỷ lẫn nhau, rời chỗ ngồi đứng dậy, họ trở về chỗ ở của mình.
Bài kệ tóm tắt
Ba kinh Thâu-lũ-na,
Vô minh cũng có ba,
Hiện quán và diệt,
Phú-lưu-na, Xiển-đà.
KINH 40. ƯNG THUYẾT
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong xóm Tạp sắc mục ngưu , ở nước Câu-lưu .
Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Ta do tri kiến mà diệt tận các lậu , chứ không phải không tri kiến. Thế nào là do tri kiến mà diệt tận các lậu, chứ không phải không tri kiến? Nghĩa là: ‘Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc. Đây là thọ, tưởng, hành, thức; đây là sự tập khởi của thức, đây là sự diệt tận của thức.’ Nếu không cần tu phương tiện, tùy thuận thành tựu, mà dụng tâm cầu mong rằng: ‘Mong ta diệt sạch được các lậu, tâm được giải thoát,’ nên biết, Tỳ-kheo kia cuối cùng không thể diệt sạch được các lậu để giải thoát. Vì sao? Vì không tu tập. Không tu tập những gì? Không tu tập niệm xứ, chánh cần, [67b] như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“Cũng như gà mái đẻ ra nhiều trứng, nên không thể thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, mà lại mong cho gà con dùng móng chân, dùng mỏ để mổ vỏ trứng chui ra an toàn. Nên biết, gà con kia không đủ sức để dùng móng chân, dùng mỏ mổ vỏ trứng chui ra an tòan. Vì sao? Vì gà mái kia không thể thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, nuôi lớn gà con.
“Cũng vậy, Tỳ-kheo không tinh cần tu tập, tùy thuận thành tựu, mà lại mong diệt sạch hết các lậu để giải thoát, việc này không thể có được. Vì sao? Vì không tu tập. Không tu tập những gì? là không tu niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“ Tỳ-kheo tu tập, tùy thuận thành tựu, tuy không muốn diệt sạch các lậu để giải thoát, nhưng với Tỳ-kheo kia các lậu cũng tự diệt sạch, tâm được giải thoát. Vì sao? Vì nhờ đã tu tập. Tu tập những gì? Tu niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“Cũng như gà mái khéo nuôi dưỡng con mình, thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, cho dù nó không muốn gà con tìm cách tự mổ vỏ trứng để ra, nhưng các con của nó cũng tự tìm đủ cách để thoát ra ngòai một cách an toàn. Vì sao? Vì gà mái thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh.
“Cũng vậy, Tỳ-kheo khéo cần phương tiện, cho dù không muốn diệt sạch các lậu để giải thoát, nhưng với Tỳ-kheo này các lậu tự hết, tâm được giải thoát. Vì sao? Vì đã nhờ vào sự chuyên cần tu tập. Tu tập những gì? Tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
"Cũng như một người thợ khéo , hay học trò của người thợ khéo, tay cầm cán búa, cầm mãi không rời, dần dần trên cán búa mòn đi, hiện rõ chỗ ngón tay cầm, nhưng chỗ mòn hiện ra vì quá vi tế nên người kia không biết cán búa bị mòn.
“Cũng vậy, Tỳ-kheo tinh cần tu tập, tùy thuận thành tựu, mà không tự mình thấy biết là hôm nay lậu hết chừng mức nào, hay ngày mai lậu hết chừng mức nào; nhưng Tỳ-kheo kia biết là hữu lậu đã hết sạch. Vì sao? Vì nhờ đã tu tập. Tu tập những gì? Tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.
“Cũng như chiếc thuyền lớn đậu bờ biển; trải qua tháng sáu mùa hè bị gió xát, mặt trời nung, dây cột đứt từ từ . Cũng vậy, Tỳ-kheo tinh cần tu tập, tùy thuận thành tựu, tất cả những kết, sử, phiền não, triền dần dần sẽ được giải thoát. Vì sao? Vì nhờ khéo tu tập. Tu tập những gì? Tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, [67c] lực, giác, đạo.”
Khi nói pháp này, thì sáu mươi Tỳ-kheo không khởi lên các lậu, tâm được giải thoát.
Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
0 nhận xét